Tại sao dầu ăn có mùi ôi?
Những thủ phạm khiến dầu ăn bị biến chất có ở khắp mọi nơi trong phòng bếp, bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, nước, vi khuẩn và không khí.
Theo Susan Richardson, giáo sư hóa học ở Đại học South Carolina, Mỹ, bất kỳ sản phẩm dầu ăn nào chứa chất béo không bão hòa hoặc chất béo không bão hòa đa, loại chất béo cho phép dầu ăn tồn tại ở dạng lỏng dưới nhiệt độ phòng, đều có thể trở nên ôi thiu.
Chất béo không bão hòa chứa liên kết carbon kép trong kết cấu, nhưng những liên kết này có thể bị phá vỡ bởi oxy trong không khí. Đó là quá trình oxy hóa, theo Richardson. Nếu người sử dụng quên đóng nắp chai dầu ăn như dầu thực vật, dầu vừng hoặc dầu ô-liu, dầu ăn bên trong sẽ tiếp xúc với oxy.
"Phân tử oxy sẽ chen vào giữa và phá vỡ liên kết carbon kép, tạo thành liên kết carbon - oxy", Live Science dẫn lời John Malin, phó giáo sư hóa học tại Đại học Missouri, Mỹ. Liên kết mới dẫn tới sự ra đời của một số hợp chất như aldehyde, ketone hoặc axit carboxylic, gây nên mùi ôi thiu.
Dầu ăn biến chất và có mùi do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh: Serghei Starus).
Nước cũng có ảnh hưởng tương tự, bởi phân tử H2O chứa một nguyên tử oxy. Khi nước rơi vào dầu ăn, một phần phân tử H2O chen vào liên kết carbon kép trong quá trình hydrate hóa. Tốc độ oxy hóa và hydrate hóa được đẩy nhanh nếu có ánh sáng. Tia cực tím có tác dụng mạnh hơn ánh sáng nhìn thấy bởi nó mang nhiều năng lượng hơn. "Đó là lý do tại sao chúng ta cần bảo quản dầu ăn ở nơi râm mát và đóng chặt nắp", Malin nói.
Nhiệt độ cũng thúc đẩy các quá trình hóa học, và có thể làm dầu ăn ôi nhanh hơn. Khi bị hâm nóng, những phân tử di chuyển xung quanh, dao động nhanh và va đập vào nhau. Tuy nhiên, Malin khuyến cáo không nên để dầu ăn trong tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh làm chậm chuyển động của phân tử trong chất lỏng. Khi chúng di chuyển chậm hơn, một số phân tử tách khỏi dung dịch và phân tầng, dẫn tới hiện tượng vón cục. Việc tiêu thụ dầu ăn ở tình trạng này không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng phần lớn mọi người thích dầu ăn trong suốt, theo Malin.
Một số vi khuẩn cũng là tác nhân khiến dầu ăn có mùi. Dầu ăn chứa triglyceride, hợp chất hóa học bao gồm một phân tử glycerol và ba axit béo. Một số vi khuẩn tách axit béo khỏi triglyceride. Axit béo bị tách rời gây mùi ôi ở dầu ăn.
Các chuyên gia nhấn mạnh không nên sử dụng dầu ăn có mùi ôi. "Thực phẩm ôi thiu không chỉ mất vitamin mà còn có khả năng phát triển những hợp chất độc hại", Eric Decker, người đứng đầu Khoa Khoa học Thực phẩm tại Đại học Massachusetts Amherst, Mỹ, cho biết. Những hợp chất độc hại này gắn liền với lão hóa sớm, rối loạn thần kinh, bệnh tim mạch và ung thư.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà
Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì
Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.
