Tại sao đương quy được gọi là "nhân sâm nữ"?

Đương quy là một loại thực vật và thảo mộc thường được sử dụng trong y học cổ truyền. Thông thường, mọi người sẽ sử dụng rễ của đường quy để làm thuốc bổ và hỗ trợ cải thiện một số tình trạng sức khoẻ.

1. Giới thiệu về đương quy

Đương quy có tên khoa học là Angelica sinensis, họ hoa tán (Apiaceae). Loại thảo dược này có nhiều tên gọi khác như: vân quy, tần quy, xuyên quy,...

Đương quy là loại cây thân thảo, chiều cao của cây khoảng từ 40 – 60cm và có thể lên đến 1m khi cây ra hoa. Phần thân của đương quy có màu tím, hình trụ và có rãnh dọc. Hoa có màu trắng lục nhạt, mọc thành chùm ở phía ngọn cây.

Về thành phần hoá học, trong đương quy có chứa: tinh dầu, acid hữu cơ, coumarin, polyacetylen, polysachrid, acid amin, sterol, vitamin (B1,B12,E), brefeldin, một số nguyên tố vi lượng (nhôm, đồng, kẽm, canxi, crom, magie…).

Tại
Đương quy còn được gọi là "nhân sâm nữ". (Ảnh: Internet).

2. Lợi ích sức khoẻ của đương quy

Tại sao đương quy lại được gọi là "nhân sâm nữ"? Vì loại thảo dược này có nhiều công dụng đối với phụ nữ như bổ máu, cân bằng nội tiết tố, điều trị bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, không chỉ "bổ" cho phụ nữ mà đương quy còn có nhiều lợi ích sức khoẻ khác đối với nhiều người.

2.1. Lợi ích của đương quy đối với phụ nữ

Cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết là tình trạng mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải, tình trạng này gây ra nhiều vấn đề như tăng cân, rối loạn tâm trạng, ảnh hưởng đến giấc ngủ,...

Đương quy có tác dụng điều hoà nội tiết là nhờ có khả năng làm giảm nồng độ estrogen nếu hormone này quá cao và tăng lên nếu chúng quá thấp.

Giảm đau bụng kinh

Đau bụng kinh dường như là nỗi "ám ảnh" của nhiều chị em phụ nữ. Các cơn đau diễn ra âm ỉ, khó chịu và gây ra sự mệt mỏi.

Ligustilide, một thành phần của đương quy, được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy hoạt động chống co thắt không đặc hiệu, đặc biệt đối với cơ tử cung, loại thảo dược này cũng thúc đẩy lưu thông máu. Do đó, khi sử dụng đương quy, phụ nữ có thể giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt một cách hiệu quả.

Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy 39% phụ nữ dùng đương quy đậm đặc 2 lần mỗi ngày cho biết họ đã cải thiện cơn đau bụng và chu kỳ kinh nguyệt của họ trở lại bình thường.

Tại
Ligustilide trong đương quy có tác dụng chống co thắt cơ tử cung nên có thể giảm đau bụng kinh hiệu quả. (Ảnh: Internet)

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Đương quy cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng mãn kinh do thiếu máu hoặc ứ máu. Đương quy có thể điều chỉnh nồng độ estrogen. Vì vậy, loại thảo dược này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh.

Tuy nhiên, vì đương quy có thể hoạt động giống như estrogen trong cơ thể nên những người bị ung thư vú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Làm sáng da

Nhờ có khả năng thúc đẩy lưu lượng máu nên đương quy cũng giúp làm sáng da, điều trị các nhược điểm trên khuôn mặt như đốm đồi mồi hoặc sắc tố da.

2.2. Lợi ích khác của đương quy

Ngoài những tác dụng đối với sức khoẻ của phụ nữ. đương quy cũng có những lợi ích sức khoẻ khác như:

Tiềm năng trong việc điều trị ung thư

Chiết xuất đương quy có khả năng ngăn chặn chu kỳ tế bào và gây chết tế bào ở tế bào ung thư. Nghiên cứu cho thấy đương quy có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư gây ra khối u não, bệnh bạch cầu và ung thư ruột kết. Nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để đi đến kết luận này.

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy dùng đương quy có thể có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu - số lượng hồng cầu thấp ở những người mắc bệnh ung thư.

Chống viêm

Theo nghiên cứu, rễ cây đương quy có tác dụng chống viêm tuyệt vời. Các hoạt động dược lý khác nhau của rễ cây đương quy bao gồm tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ tim và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim bằng cách ức chế viêm cơ trơn và kết tập tiểu cầu.

Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng rễ cây đương quy cũng có hiệu quả trong điều trị viêm khớp và viêm khớp dạng thấp do tác dụng điều hòa miễn dịch.

Tại
Đương quy có hiệu quả trong điều trị viêm khớp và viêm khớp dạng thấp (Ảnh: Internet)

Có thể phòng ngừa đột quỵ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rễ đương quy có hiệu quả trong việc giảm kích thước nhồi máu não và cải thiện điểm thiếu hụt thần kinh. Đương quy có tác dụng này là nhờ cải thiện vi tuần hoàn và chống kết tập tiểu cầu đồng thời có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.

Phòng ngừa táo bón

Dầu chiết xuất từ rễ cây đương quy đặc biệt bổ dưỡng cho máu và có thể được sử dụng thúc đẩy nhu động ruột hoạt động trơn tru. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đương quy có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Những người bị táo bón mãn tính có thể cảm thấy tình trạng táo bón giảm dần khi sử dụng đương quy thường xuyên.

Ngoài những lợi ích nổi bật trên, đương quy còn có nhiều tác dụng khác như cải thiện tình trạng suy giảm ham muốn ở cả nam và nữ, giúp làm lành vết loét,...

3. Một số lưu ý khi sử dụng đương quy

Mặc dù đương quy có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ nhưng loại thảo mộc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, khi sử dụng đương quy, mọi người nên lưu ý:

  • Những người bị dị ứng với các loại thực vật thuộc họ cà rốt, bao gồm hồi, cần tây, thì là và rau mùi tây, không nên dùng đương quy hoặc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Đương quy có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone, tretinoin bôi tại chỗ,... Vì vậy, khi bạn đang sử dụng bất kể loại thuốc nào, hãy xin lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, đương quy ảnh hưởng đến quá trình đông máu khi dùng chung với warfarin.
  • Đương quy có thể kích thích các cơ của tử cung và có thể dẫn tới sảy thai. Do đó, phụ nữ đang mang thai không được sử dụng loại thảo dược này.
  • Đương quy có một số tác dụng an thần và gây ngủ nên không nên sử dụng trong thời gian cho con bú.

Trên đây là những tác dụng của đương quy, thảo dược được mệnh danh là "nhân sâm nữ" cũng như một số bài thuốc và tác dụng phụ của loại thảo dược này. Vì đây là một vị thuốc Đông y, nên trước khi sử dụng để tăng cường sức khoẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trải nghiệm khủng khiếp sau khi uống một lúc 800 mg caffeine - gấp đôi khuyến cáo của FDA

Trải nghiệm khủng khiếp sau khi uống một lúc 800 mg caffeine - gấp đôi khuyến cáo của FDA

Sau khi uống rất nhiều caffeine, nam sinh bắt đầu lo lắng và nhận ra đây là lượng cà phê vượt quá mức lành mạnh.

Đăng ngày: 09/11/2023
Tại sao mũi thường nghẹt vào buổi sáng?

Tại sao mũi thường nghẹt vào buổi sáng?

Nhiễm trùng xoang, trào ngược axit, các chất gây dị ứng như mạt bụi, nấm mốc, lông thú cưng có thể kích ứng niêm mạc, khiến mũi nghẹt.

Đăng ngày: 09/11/2023
FDA đề nghị cấm vĩnh viễn thành phần trong nước ngọt vị cam

FDA đề nghị cấm vĩnh viễn thành phần trong nước ngọt vị cam

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đề xuất thu hồi đăng ký của một loại dầu thực vật brom hóa là BVO, thường được dùng trong nước ngọt.

Đăng ngày: 08/11/2023
Cách ăn uống giúp ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Cách ăn uống giúp ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Chế độ ăn kiêng portfolio, được Hiệp hội Tim mạch Mỹ phê duyệt, có thể kiểm soát cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.

Đăng ngày: 08/11/2023
Cách ăn giúp nhà nghiên cứu tuổi thọ

Cách ăn giúp nhà nghiên cứu tuổi thọ "đảo ngược lão hóa"

Valter Longo, 56 tuổi, giáo sư lão khoa và giám đốc Viện Tuổi thọ Đại học Nam California, ăn lành mạnh, xen kẽ chế độ hạn chế calo trong 3-5 ngày, vài tháng thực hiện một lần.

Đăng ngày: 07/11/2023
Tiết lộ bí ẩn của nền y học cổ truyền Trung Quốc

Tiết lộ bí ẩn của nền y học cổ truyền Trung Quốc

Nhiều người nói y học cổ truyền Trung Quốc là giả khoa học. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây, y học cổ truyền Trung Quốc lại có nền tảng phức tạp dựa trên sự hiểu biết khoa học về protein.

Đăng ngày: 07/11/2023
Nên kiêng ăn gì khi bị bướu cổ?

Nên kiêng ăn gì khi bị bướu cổ?

Dưa cải muối, các loại rau họ cải chứa nhiều hợp chất ức chế hấp thụ iốt của tuyến giáp, bánh kẹo ngọt giàu đường, không có lợi cho người bệnh bướu cổ.

Đăng ngày: 07/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News