Tại sao hạt ngô nổ được thành bỏng ngô?
Bỏng ngô là thứ đồ ăn quen thuộc và không thể thiếu trong các rạp phim. Đôi khi, nó trở thành đồ ăn vặt yêu thích của các bạn trẻ. Làm cách nào mà từ những ngô nhỏ xinh, bùi bùi, đậm đà lại biến thành một túi bỏng ngô to đùng, bột bột, ăn thanh mát và giòn tan như vậy?
Bỏng ngô thật là một đồ ăn tuyệt vời! Nó bắt nguồn từ một hạt ngô với đường kính chỉ khoảng vài mi li mét, rồi sau đó nổ tung thành một hạt to gấp 40 – 50 lần, mịn hơn, thơm ngon hơn, và có bột màu trắng. Thật kỳ diệu. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cấu tạo của hạt ngô và những tác động khi làm nóng hạt ngô để có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
Hạt ngô được cấu tạo bởi ba phần: vỏ, cùi và nhân.
Hạt ngô được cấu tạo bởi ba phần: vỏ, cùi và nhân. Lớp vỏ hạt ngô bên ngoài thường rất cứng và chặt. Phần cùi chủ yếu gồm carbonhydrate dưới hình thức của tinh bột, một lượng nhỏ protein, chất béo, chất khoáng và nước. Nhân hạt ngô là phần trong cùng và chúng không đóng vai trò quan trọng trong quá trình nổ bỏng ngô.
Theo Science IQ, khi bạn làm nóng một hạt ngô, phần nước bên trong (chiếm khoảng 13 đến 14%) sẽ bắt đầu nở ra. Khi nhiệt độ lên đến mức 100 độ C (212 độ F), nước trong hạt ngô sẽ cố gắng bốc hơi nhưng vỏ ngô quá cứng nên nước không thể bốc hơi thoát ra ngoài. Thay vào đó, áp lực bắt đầu được tạo ra bên trong hạt ngô giống như bên trong nồi áp suất. Vỏ hạt ngô quá khỏe và kín khí nên nó tiếp tục giữ những hạt nước đang sôi sục ở bên trong hạt ngô. Các nhà khoa học còn tìm thấy một số hạt ngô với tuổi đời 4000 năm nhưng vẫn có thể nổ, điều này có nghĩa vỏ của những hạt ngô này vẫn cố gắng giữ nước ở bên trong nó qua ngần ấy năm.
Bắp rang bơ là món ăn không thể thiếu mỗi khi đến rạp chiếu phim.
Khi nhiệt độ tiếp tục tăng, áp lực cũng tăng theo. Ở mức nhiệt độ khoảng 175 độ C (347 độ F), áp lực trở nên rất lớn, và hạt ngô nổ. Nếu vỏ hạt ngô có bất kỳ một lỗ hổng nào dù là nhỏ nhất, áp lực bên trong hạt ngô không thể bị dồn nén đến như vậy và hạt ngô sẽ không nổ, cũng như không nảy lên. Thành phần nước trong hạt ngô cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu hạt ngô bị sấy khô (bị phơi ngoài nắng hoặc bị làm nóng trong thời gian dài), thì hạt ngô cũng không nổ. Khi nước trong hạt ngô nở ra, hơi nước đã đẩy phần cùi ngô bung ra và ra ngoài phần vỏ hạt ngô. Phần tinh bột của hạt ngô sẽ nở bung ra như bong bóng, nó khô lại rất nhanh và đông lại thành một mạng lưới ba chiều. Chúng chính là phần trắng mềm mềm, mịn mịn và ngọt mát mà chúng ta rất thích ăn.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?
Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Những quái vật từng "làm mưa làm gió" trong thần thoại
Trong thần thoại bên cạnh những con vật hần kỳ như: Hydra và Hades, nhện khổng lồ... còn tồn tại nhiều quái vật kỳ lạ ít được biết đến và dần bị lãng quên: Sói lai sư tử Crocotta, hàm lợn đuôi voi Yale, mình trâu đầu bò Catoblepas...

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm
Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.
