Tại sao không nên để cốc nước gần giường?

Cốc nước để qua đêm sẽ mang tính axit cao hơn một chút, từ đó mùi vị có thể khó uống.

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bạn nên uống 8 cốc nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nhưng không phải ai cũng thực hiện được điều này và có thói quen uống nước thường xuyên. Để khắc phục, nhiều người hay đặt một cốc nước ở đầu giường để có thể uống ngay khi thức dậy. Tuy nhiên, theo Bright Side, cách làm này không có nhiều lợi ích như bạn nghĩ.

Đựng nước trong một chiếc cốc không đậy nắp và để đến sáng là cơ hội cho muỗi, ruồi và các loại côn trùng khác xâm nhập. Ngoài ra, các hạt bụi khác cũng có thể rơi vào cốc nước mà chúng quá nhỏ để bạn nhìn thấy được. Uống một cốc nước như vậy sẽ không đảm bảo vệ sinh cho bạn.


Đặt cốc nước ở gần giường không có nhiều lợi ích như bạn nghĩ.

Nếu đó là một cốc nước được rót trực tiếp từ vòi, nó có thể chứa clo khử trùng. Nhưng clo sẽ bắt đầu bay hơi trong đêm, làm thay đổi mùi vị của nước.

Khi bạn uống một ngụm nước, bạn có thể chuyển hàng triệu vi khuẩn từ miệng vào cố rồi đến nước. Vì vậy, nếu bạn uống cốc nước vào buổi tối rồi để lại ở đầu giường để sáng hôm sau uống tiếp, vi trùng sẽ xâm nhập vào nước và nhân lên.

Nhiều người thường để ổ cắm điện hoặc sạc điện thoại ở đầu giường. Vì vậy, sẽ là không an toàn khi đặt thêm một cốc nước gần đó. Bởi nếu vô tình làm đổ cốc nước, đó sẽ là nguyên nhân gây ra chập điện hoặc làm hỏng thiết bị điện tử.

Khi bạn để nước trong một chiếc cốc không có nắp, nó có thể hấp thụ một lượng nhỏ carbon dioxide, thay đổi một chút độ cân bằng pH. Do đó, nước trong cốc có thể mang tính axit nhiều hơn một chút với độ pH thấp hơn. Từ đó, mùi vị của nước sẽ không còn dễ uống, nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Việc để cốc nước ở đầu giường, trong tầm mắt có thể gián tiếp làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Bạn có thể sẽ có nhu cầu uống nước nhiều hơn và tăng số lần đi vệ sinh. Chuỗi hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần vào ban đêm sẽ phá hỏng chu kỳ giấc ngủ, khiến bạn mất ngủ, ngủ không ngon và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News