Tại sao không nên mang hoa và bóng bay vào bệnh viện
Theo Wall Street Journal, một số cơ sở y tế đang thắt chặt và hạn chế việc người nhà mang hoa, cây, bóng bay vào bệnh viện với lý do lo ngại về nguy cơ nhiễm trùng và các rủi ro do dị ứng.
Hầu hết đơn vị chuyên sâu chăm sóc đã nghiêm cấm việc mang hoa vào khu điều trị trong nhiều thập kỷ qua. Nhiều bệnh viện hiện nay cấm người thăm bệnh mang bong bóng cao su đến khoa tim mạch, khoa nhi, phòng phẫu thuật...
Trung tâm Y tế Đại học New York Langone cấm tất cả các loại bóng bay. Bệnh viện Presbyterian New York ngoài việc cấm bóng bay còn thêm hoa tươi, khô và đồ chơi nhân tạo từ nhà trẻ, đặc biệt ở các khu vực bệnh nhân cấy ghép và ung thư. Một phát ngôn viên cho biết chính sách này được dựa trên các cảnh báo của Trung tâm khuyến cáo phòng chống để bảo vệ bệnh nhân ức chế miễn dịch và kiểm soát dịch bệnh.
Hoa tươi hoặc khô, cây cảnh có thể làm tổn hại để hệ miễn dịch của bệnh nhân. (Ảnh: MEMORIAL SLOAN KETTERING CANCER CENTER).
Theo ghi nhận của CDC, một trường hợp xảy ra vào năm 1974, các bác sĩ nghi ngờ rằng một mầm bệnh có tên gọi là Erwinia đã khiến một trẻ sơ sinh chết vì nhiễm trùng huyết. Các nghiên cứu sau đó tìm thấy các vi khuẩn gây ra cái chết cho em bé có mặt trong bình hoa được cắm trong các phòng bệnh. CDC cảnh báo, hoa tươi hoặc khô, cây cảnh có thể làm tổn hại để hệ miễn dịch của bệnh nhân vì chúng là một hồ chứa các vi khuẩn, nấm mốc nguy hiểm.
Ngoài ra, bóng bay cũng là một mối lo ngại không chỉ ở các bệnh viện. Đã có trẻ em bị nghẹt thở khi tiếp xúc với bóng bay. Loại đồ chơi màu sắc này được cho là nguyên nhân làm gia tăng về dị ứng cao su trong những năm gần đây. CDC cho biết, phản ứng dị ứng, từ kích ứng da đến sốc phản vệ từ bóng bay đe dọa tính mạng của bệnh nhân phẫu thuật và nhân viên y tế.
Maxine Simon, Giám đốc điều hành, Trung tâm y tế NYU Langone, nói bóng bay không được phép có mặt ở khu vực chăm sóc bệnh nhân, bởi vì chúng có thể làm mắc kẹt trong các thiết bị hoặc tạo ra một rào cản giữa bệnh nhân và đội ngũ lâm sàng.
Susan Dolan, Chủ tịch Hiệp hội Kiểm soát Nhiễm trùng và dịch tễ, đại diện cho hơn 15.000 bác sĩ làm việc chống lại nhiễm trùng y tế cho biết, việc kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện cần được nghiêm ngặt. Bệnh nhân có thể có nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, những vật dụng, đồ chơi có nguy cơ nhiễm khuẩn cao cần được hạn chế tại bệnh viện để công việc điều trị cho bệnh nhân được đảm bảo và an toàn.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần
Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung
Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu
Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.
