Tại sao không phải tất cả các mũi tiêm đều được tiêm cùng một chỗ?
Thuốc được tiêm ở các vị trí khác nhau tùy thuộc vào loại chất hoặc loại thuốc được sử dụng cũng như mục đích sử dụng. Việc tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí có thể gây ra sẹo mô và các tổn thương khác.
Bạn có thể nhận thấy rằng không phải tất cả các mũi tiêm đều được tiêm tại cùng một vị trí. Một số được tiêm vào các tĩnh mạch trên cánh tay, một số ở đùi, vai hoặc bắp chân. Tại sao lại phải làm như vậy? Tại sao không tiêm vào một vùng duy nhất trên cơ thể? Câu trả lời là vùng phụ thuộc vào loại thuốc tiêm.
Có 4 loại tiêm chính trên cơ thể. Cụ thể:
- Tiêm tĩnh mạch: Tiêm vào tĩnh mạch giúp thuốc nhanh chóng đi vào máu hơn
- Tiêm bắp: Tiêm vào cơ
- Tiêm dưới da: Tiêm ở lớp da trong cùng có chứa chất béo và collagen (lớp dưới da).
- Tiêm trong da: tiêm ở lớp da thứ 2 hoặc giữa hay còn được gọi là lớp hạ bì.
Có những mũi tiêm khác được tiêm ở những vị trí khó hơn như khớp, tủy xương hoặc thậm chí ở những khu vực đáng sợ hơn như vùng kín hoặc mắt của chúng ta. Tuy nhiên, những loại tiêm này ít phổ biến hơn nhiều.
Câu hỏi xuất hiện trong đầu bạn là: "Tại sao có rất nhiều vị trí tiêm như vậy?". Câu trả lời cho điều đó nằm ở vật liệu được tiêm vào cơ thể.
Tùy thuộc vào cách cơ thể hấp thụ thuốc hoặc thực phẩm bổ sung, vùng tiêm sẽ khác nhau.
Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm IV sẽ đưa thuốc trực tiếp vào máu, do đó thuốc đến hệ tuần hoàn trong vòng vài giây. Những mũi tiêm như vậy được chỉ định khi cần phải nhanh chóng đưa thuốc vào cơ thể.
Thuốc kháng sinh và chất chống nấm được sử dụng theo cách này. Thuốc giảm đau nổi tiếng morphin cũng được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, những mũi tiêm như vậy rất rủi ro, bởi nếu không được tiêm cẩn thận thì các tĩnh mạch có thể bị tổn thương, bị sưng hoặc mất máu.
Hãy lấy một ví dụ nổi tiếng hơn về tiêm bắp, đó là vắc-xin Covid-19. Mũi tiêm này được chỉ định ở cánh tay, quanh vai và cụ thể hơn là ở cơ delta. Đó là bởi vì vắc-xin Covid-19 cùng với nhiều loại vắc-xin khác được tiêm vào cơ. Máu liên tục chảy qua các cơ và lưu lượng máu giúp phân tán các hạt vắc-xin trong cơ thể đều hơn.
Tiêm cơ bắp ít nhạy cảm hơn với các loại thuốc nặng không giống như các mô dưới da.
Tiêm bắp sẽ đưa thuốc vào mô liên kết fascia. Do nguồn cung cấp máu mạnh, lượng thuốc lớn hơn sẽ đi vào cơ thể dễ dàng hơn. Thuốc tiêm vào cơ tiếp cận hệ thống tuần hoàn của cơ thể một cách ổn định mà không gây sốc cho cơ thể. Cơ bắp cũng ít nhạy cảm hơn với các loại thuốc nặng không giống như các mô dưới da.
Các ví dụ nổi tiếng khác về tiêm bắp là tiêm vitamin B và D. Các vị trí tiêm bắp khác là hông, mông và đùi. Cơ được chọn để tiêm phụ thuộc vào khối lượng thuốc. Mông và đùi phù hợp hơn cánh tay để tiêm một lượng lớn thuốc mà không làm cơ thể bị sốc thuốc.
Tiêm dưới da không cần kim dài vì nó chỉ cần xuyên qua các mô mỡ ở lớp da bên trong.
Tiêm dưới da thường chỉ định cho các bệnh nhân tiểu đường. Họ sử dụng chúng để cung cấp insulin mỗi ngày. Những mũi tiêm như vậy không cần kim dài vì nó chỉ cần xuyên qua các mô mỡ ở lớp da bên trong. Những mũi tiêm tiện lợi này giúp cung cấp một lượng nhỏ (một vài giọt) hormone cho cơ thể và quá trình này không có rủi ro. Bệnh nhân tiểu đường thường cắm bút insulin vào thắt lưng và véo da để tách mô mỡ khỏi cơ.
Các mô dưới da không có nhiều mạch máu vì vậy cách tiêm này cho phép giải phóng các phân tử hormone một cách chậm rãi và ổn định vào cơ thể. Nó cho phép giải phóng insulin dần dần vào máu.
Cuối cùng, chúng ta đến với phương pháp tiêm trong da, loại thuốc này hầu như không được đưa vào cơ thể.
Những mũi tiêm như vậy không được sử dụng để cung cấp thuốc hoặc chất bổ sung. Cây kim dài chưa đến một inch và hầu như không xuyên qua cơ thể. Rất có thể bạn sẽ gặp loại này nếu bạn đang làm xét nghiệm bệnh lao.
Những mũi tiêm này có thời gian hấp thụ lâu nhất và về cơ bản được thực hiện để xem liệu cơ thể chúng ta có phản ứng tiêu cực với chất gây dị ứng hoặc protein lao tố hay không.
Vì vật liệu tiêm không được đưa vào sâu bên trong cơ thể nên có thể dễ dàng nhận thấy phản ứng của cơ thể. Phát ban hoặc mẩn đỏ sẽ xuất hiện xung quanh vết tiêm nếu cơ thể phản ứng mạnh với chất gây dị ứng. Tiêm trong da chủ yếu được thực hiện trên bề mặt trong của cẳng tay.
Bây giờ bạn đã biết lý do tại sao việc tiêm đúng chỗ là điều cần thiết chưa?