Tại sao không thể nuôi nhốt mực khổng lồ trong thủy cung?

Với kích thước đồ sộ, tuổi thọ ngắn và khả năng sống ở độ sâu lên tới 1.000m, việc nuôi nhốt mực khổng lồ gần như bất khả thi.

Nhiều người yêu động vật muốn ngắm nhìn cận cảnh các sinh vật sống, nhưng trong rất nhiều tình huống, điều này là phi thực tế, không khả thi hoặc không hợp đạo đức. Vườn thú và thủy cung có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn những loài dễ bị tổn thương trong tự nhiên, nhưng một số loài không thể phát triển trong môi trường nuôi nhốt. Một trong những loài như vậy là mực khổng lồ.

Tại sao không thể nuôi nhốt mực khổng lồ trong thủy cung?
Xác mực khổng lồ dạt vào bãi biển Golden Mile ở vịnh Britannia, Nam Phi. (Ảnh: Adéle Grosse).

Mực khổng lồ (Architeuthis dux) là loài động vật kích thước lớn sống dưới biển sâu. Chúng có thể lớn tương đương một chiếc xe buýt với mắt to bằng chiếc đĩa. Dù có cơ thể mềm mại, chúng cũng sở hữu một chiếc mỏ cứng kỳ quặc giống như mỏ chim để cắt xẻ con mồi.

Con mực khổng lồ lớn nhất được giới khoa học ghi nhận có chiều dài khoảng 13m và nặng gần một tấn, theo Smithsonian Ocean. Lý do đầu tiên cho việc loài vật này không phù hợp sống trong thủy cung nằm ngay ở tên gọi: Chúng thực sự là những "kẻ khổng lồ". Không gian hạn chế và nhỏ hẹp có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nhiều loài vật hoang dã, đôi khi dẫn đến hội chứng Zoochosis - động vật nuôi nhốt thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại.

Chưa nói đến vấn đề đạo đức, việc tái tạo môi trường tự nhiên của mực khổng lồ trong thủy cung cũng vô cùng khó. Thủy cung lớn nhất thế giới rộng 125m và sâu 11m, nhưng mực khổng lồ thường sống ở độ sâu lên tới khoảng 1.000m, gấp nhiều lần so với mức thủy cung đạt được.

Kể cả khi xây được thủy cung đủ sâu, việc nuôi nhốt mực khổng lồ có lẽ vẫn thất bại vì con người biết rất ít về lối sống của chúng. Để động vật sống trong môi trường nhân tạo phát triển, thủy cung và vườn thú cần có những chương trình dinh dưỡng và chăm sóc được quy định cẩn thận. Muốn cung cấp những chương trình như vậy, trước hết các chuyên gia cần hiểu về mực khổng lồ.

Mực khổng lồ chủ yếu săn cá biển sâu và các loài mực khác. Theo Hiệp hội Bảo tồn MarineBio, chúng đi săn bằng cách dùng xúc tu tóm lấy con mồi và giữ chặt với những chiếc giác hút có răng cưa. Điều này rất khó thiết lập trong môi trường nhân tạo vì phải nuôi thêm nhiều sinh vật sống từ biển sâu.

Một trở ngại khác là rất khó tìm được mực khổng lồ sống để thả vào thủy cung. Phần lớn những hình ảnh thu được về mực khổng lồ là khi chúng đã chết. Thêm vào đó, kể cả khi bắt thành công mực khổng lồ, chúng có thể sẽ không sống được lâu trong những chiếc bể thiết kế cẩn thận vì tuổi thọ không dài.

Mực có tuổi thọ ngắn và hầu hết các loài chỉ sống khoảng 1 - 3 năm. Các nhà khoa học chưa rõ chính xác tuổi thọ của mực khổng lồ, nhưng họ tin rằng chúng sống không quá 5 năm và chỉ sinh sản một lần, theo Smithsonian Ocean.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao không nên sử dụng nam châm khi tìm kiếm thiên thạch?

Tại sao không nên sử dụng nam châm khi tìm kiếm thiên thạch?

Sử dụng nam châm trong tìm kiếm các mảnh thiên thạch đã được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất, tuy nhiên tại sao phương án này lại bị bác bỏ?

Đăng ngày: 14/10/2023
Tại sao sao Kim là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm?

Tại sao sao Kim là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm?

Mặc dù Sao Kim là hành tinh gần Trái Đất nhất nhưng các nhà thiên văn học hiếm khi khám phá Sao Kim trong những năm gần đây vì môi trường của nó quá khắc nghiệt.

Đăng ngày: 13/10/2023
Vì sao không máy bay nào có bác sĩ?

Vì sao không máy bay nào có bác sĩ?

Khi hành khách gặp nạn, tiếp viên hàng không kêu luôn gọi sự hỗ trợ của những hành khách là bác sĩ và vì sao không máy bay nào có bác sĩ?

Đăng ngày: 13/10/2023
Vì sao vàng và bạch kim tập trung ở lớp phủ của Trái đất?

Vì sao vàng và bạch kim tập trung ở lớp phủ của Trái đất?

Những kim loại quý như vàng và bạch kim có thể tích tụ ở lớp phủ của Trái đất do bị giữ lại bởi một khu vực có đặc điểm động lực học đặc biệt.

Đăng ngày: 13/10/2023
Vì sao hươu cao cổ có lưỡi màu tím đen?

Vì sao hươu cao cổ có lưỡi màu tím đen?

Trên thực tế, hươu cao cổ không phải là loài động vật duy nhất có lưỡi có màu sắc kỳ lạ.

Đăng ngày: 12/10/2023
Vì sao thanh kiếm hơn 2.400 năm vẫn sắc bén, vừa chạm vào liền đứt tay?

Vì sao thanh kiếm hơn 2.400 năm vẫn sắc bén, vừa chạm vào liền đứt tay?

Thanh kiếm này khiến giới khoa học và khảo cổ vô cùng kinh ngạc. Sau hơn 2.400 năm, bảo vật này không hề bị rỉ sét và rất sắc bén.

Đăng ngày: 11/10/2023
Tại sao phụ nữ đoạt giải Nobel về khoa học lại hiếm đến vậy?

Tại sao phụ nữ đoạt giải Nobel về khoa học lại hiếm đến vậy?

Giải Nobel, là một giải thưởng quốc tế được công bố hàng năm kể từ năm 1901 để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu trong các lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình; riêng giải Nobel Hòa bình có thể được trao cho cá nhân hay một tổ chức.

Đăng ngày: 11/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News