Trên sao Hỏa không có Internet, vì sao có thể livestream về Trái đất?

Ngày 3/6, cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã thực hiện một trong những cuộc livestream "không tưởng" từ sao Hỏa về Trái đất.

Theo đó, những hình ảnh được ghi nhận trực tiếp từ tàu quỹ đạo Mars Express hiện đang hoạt động trên bầu khí quyển của sao Hỏa đã được phát sóng trên kênh YouTube chính thức của ESA.

"Đây là lần đầu tiên có một buổi phát sóng trực tiếp từ không gian sâu", ESA cho biết trong một thông tin gửi tới báo chí. Trước đó, hầu hết các quan sát và dữ liệu do tàu vũ trụ thu thập được gửi xuống Trái đất sau vài giờ, hoặc thậm chí vài ngày.

Một số trường hợp cá biệt có thể được coi là buổi phát sóng trực tiếp, bao gồm các cảnh quay của sứ mệnh Apollo cho thấy các phi hành gia đi bộ trên bề mặt Mặt Trăng, hay sứ mệnh phóng tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh DART của NASA.

Không giống như các hình thức livestream phổ biến được thực hiện nhờ mạng Internet trên Trái đất, để phát đi hình ảnh từ sao Hỏa, các nhà khoa học phải sử dụng một bộ công cụ gồm máy phát và máy thu.

Trong đó, máy phát từ các tàu vũ trụ sẽ mã hóa thông tin thành dạng sóng vô tuyến, rồi truyền qua không gian về phía các ăng-ten của máy thu đặt tại Trái đất. Dữ liệu sau đó được xử lý và chuyển hóa lại thành dạng hình ảnh.

Tùy thuộc vào vị trí của sao Hỏa và Trái đất trong quỹ đạo xung quanh mặt trời, thời gian dữ liệu được chuyển phát trong không gian có thể mất từ 3 đến 22 phút.

Trên sao Hỏa không có Internet, vì sao có thể livestream về Trái đất?
Hình ảnh phát sóng trực tiếp từ Mars Express (trái) gây bất ngờ khi sao Hỏa không có màu đỏ như trong kỳ vọng. (Ảnh: ESA).

Trong buổi phát sóng lần này, ESA ước tính cần khoảng 17 phút để dữ liệu truyền tới Trái đất, và khoảng 1 phút để tới máy chủ. Tuy vậy do sự chậm trễ của dữ liệu trong không gian, hình ảnh không được phát trực tiếp liên tục trên kênh YouTube, mà chỉ được truyền tải cứ mỗi 50 giây.

Một chi tiết nữa là hình ảnh của sao Hỏa đã không có màu đỏ như mong đợi. Nhiều người cảm thấy vô cùng lạ lẫm trước chi tiết này, khi hành tinh thứ tư ở Hệ Mặt Trời hiện lên trong livestream với chỉ một màu trắng xám.

Lý giải cho điều này, ông Jorge Hernandez Bernal, nhà nghiên cứu phụ trách sứ mệnh Mars Express, cho biết việc quan sát sao Hỏa dựa trên các hình ảnh từ camera, và quan sát trực tiếp là 2 điều hoàn toàn khác nhau.

Theo đó, màu sắc dường như là một chủ đề rất phức tạp liên quan đến cách thức hoạt động của mắt chúng ta, cũng như camera trên tàu, nhằm loại bỏ đi các nhiễu loạn không mong muốn trong không gian.

Bởi vậy, có thể hiểu rằng sao Hỏa vẫn sẽ có màu đỏ khi quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên sau khi trải qua một số quá trình xử lý hình ảnh từ camera, màu đỏ ấy sẽ biến mất. Điều này cũng tương tự như khi ta thấy bầu trời có màu xanh, trong khi không gian kỳ thực lại có màu đen.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao cá sấu ở Nepal có màu cam kỳ lạ?

Tại sao cá sấu ở Nepal có màu cam kỳ lạ?

Cá sấu đầm lầy và cá sấu sông Hằng chuyển thành màu cam và các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân nằm ở lượng sắt trong nước tại khu vực chúng sinh sống.

Đăng ngày: 07/06/2023
Vì sao đáy chai nước giải khát có hình hoa 5 cánh?

Vì sao đáy chai nước giải khát có hình hoa 5 cánh?

Thiết kế bông hoa 5 cánh của đáy chai nước ngọt, nước có ga giúp phân tán áp suất, tăng độ cứng, hỗ trợ chai đứng vững.

Đăng ngày: 07/06/2023
Vì sao một số người luôn đến muộn?

Vì sao một số người luôn đến muộn?

Trong cuộc sống, có một số người không bao giờ đến đúng giờ, cho dù đó là hẹn ăn trưa hay cuộc họp công việc.

Đăng ngày: 07/06/2023
Vì sao dễ bị say xe khi đọc sách trên xe hơi?

Vì sao dễ bị say xe khi đọc sách trên xe hơi?

Đọc sách trên xe là cách giết thời gian hiệu quả. Nhưng với một số người, đọc sách trên ô tô có thể say xe.

Đăng ngày: 06/06/2023
Tại sao con người ở vùng nhiệt đới khó thích nghi với mức nhiệt 40 độ C?

Tại sao con người ở vùng nhiệt đới khó thích nghi với mức nhiệt 40 độ C?

Các chuyên gia của Đại học Bristol cho biết căng thẳng do nhiệt có thể đạt đến mức giới hạn mà tất cả con người, ngay cả những người khỏe mạnh và thích nghi tốt, cũng không thể sống sót.

Đăng ngày: 05/06/2023
Vì sao các nhà sản xuất pin xe điện lại tỏ ra thèm muốn

Vì sao các nhà sản xuất pin xe điện lại tỏ ra thèm muốn "khoai tây biển sâu"?

Khoai tây biển sâu hay còn được gọi là củ mangan, được tạo thành từ bốn kim loại cần thiết để sản xuất pin - coban, đồng, mangan và niken - cũng như một số sắt, titan và một lượng nhỏ kim loại đất hiếm.

Đăng ngày: 05/06/2023
Tại sao các toa tàu điện ngầm cũ tại New York không còn được sử dụng lại bị ném xuống biển?

Tại sao các toa tàu điện ngầm cũ tại New York không còn được sử dụng lại bị ném xuống biển?

Tại New York việc ném những toa tàu không còn được sử dụng xuống biển lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Đăng ngày: 04/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News