Tối nay lần đầu tiên livestream từ sao Hỏa
Cơ quan Vũ trụ châu Âu sẽ thực hiện buổi livestream đầu tiên từ sao Hỏa với tàu vũ trụ Mars Express lúc 23h00 hôm nay.
Sự kiện livestream nhằm kỷ niệm 20 năm ngày phóng tàu Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Tên lửa Soyuz-FG/Fregat đã đưa con tàu cất cánh từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, ngày 2/6/2003. Con tàu có nhiệm vụ chụp ảnh 3D bề mặt sao Hỏa, giúp các chuyên gia quan sát hành tinh này chi tiết hơn.
Mô phỏng tàu vũ trụ Mars Express hoạt động trên quỹ đạo sao Hỏa. (Ảnh: ESA)
Người quan tâm có thể theo dõi buổi livestream diễn ra trong khoảng một tiếng trên kênh YouTube của ESA. Tuy nhiên, hình ảnh mới sẽ được truyền tải cứ mỗi 50 giây thay vì phát trực tiếp liên tục.
"Thông thường, chúng tôi xem những hình ảnh từ sao Hỏa và biết rằng chúng được chụp nhiều ngày trước. Giờ tôi rất hào hứng khi có thể quan sát sao Hỏa trực tiếp, hoặc gần với 'trực tiếp' nhất có thể", James Godfrey, quản lý vận hành của tàu Mars Express tại trung tâm điều khiển nhiệm vụ của NASA ở Darmstadt, Đức, cho biết.
Tàu vũ trụ thường ghi lại các quan sát và dữ liệu trong lúc không kết nối trực tiếp với Trái đất. Do đó, hình ảnh được lưu trữ đến khi có thể gửi về, theo ESA. Tùy thuộc vào vị trí của sao Hỏa và Trái đất trong quỹ đạo xung quanh Mặt trời, quá trình truyền dữ liệu giữa hai hành tinh này có thể mất từ 3 đến 22 phút.
Trong buổi livestream hôm nay, thời gian từ lúc hình ảnh được chụp từ quỹ đạo sao Hỏa cho đến khi xuất hiện trên màn hình của người xem dự kiến là khoảng 18 phút. Trong đó, 17 phút để ánh sáng truyền từ sao Hỏa đến Trái đất (xét theo vị trí hiện tại của hai hành tinh) và khoảng một phút để truyền qua các dây dẫn và máy chủ trên mặt đất.
"Xin lưu ý, chúng tôi chưa bao giờ thử điều gì tương tự trước đây, nên chưa thực sự chắc chắn về thời gian chính xác để các tín hiệu truyền đi trên mặt đất", ESA chia sẻ.
Xem livestream trực tiếp tại đây:

Rủi ro sức khỏe của các chuyến đi tới sao Hỏa
Thách thức sức khỏe lớn nhất đối với phi hành gia là che chắn họ khỏi bức xạ vũ trụ, các hạt năng lượng cao làm hỏng tế bào và gây ung thư.

Robot NASA gửi tín hiệu lạ từ "ốc đảo sinh vật ngoài hành tinh"
Robot NASA đang làm việc trong Jezero Crater - miệng hố Sao Hỏa khổng lồ nhiều lần xuất hiện bằng chứng về một ốc đảo sự sống - tiếp tục tìm thấy kho báu.

Sự thật khó tin về mùa đông trên sao Hỏa
Sao Hỏa có thể trải qua nhiệt độ mùa đông thấp tới -123 độ C, có hai loại tuyết với bông tuyết hình vuông và có nhiều hình thù kỳ lạ trên bề mặt khi băng tan.

Phát hiện kinh ngạc về đại dương sự sống ngoài hành tinh 4,5 tỉ tuổi
Những kho báu vũ trụ mà một hành tinh khác vô tình gửi đến Trái đất đã tiết lộ về một đại dương sâu ít nhất 300m, tồn tại từ 4,5 tỉ trước và ngập tràn khối xây dựng sự sống.

NASA tìm 4 người sống thử trong môi trường như sao Hỏa, có trả lương
Sống thử như trên sao Hỏa để sau này có theo Elon Musk định cư trên ấy cũng đỡ bỡ ngỡ.

Thực hư vật thể kỳ lạ giống mớ dây chằng chịt trên sao Hỏa
Thứ kỳ lạ được tàu thám hiểm Perseverance bắt gặp trên sao Hỏa liệu có làm dấy lên giả thuyết hành tinh này từng ngập trong nước?
