Tại sao Liên Xô chưa từng lên Mặt trăng?

Với tên lửa mặt trăng N1, Liên Xô đã thử nhưng thất bại.

Chào mừng bạn đến với Apollo Week, nhân kỷ niệm 50 năm ngày diễn ra sứ mệnh Apollo 11, chúng ta sẽ nói về ý nghĩa của sự kiện này thời điểm hiện tại cũng như vai trò đóng góp đối với tương lai lĩnh vực thám hiểm không gian.

Ngày 3/7/1969, chỉ 17 ngày trước khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt trăng, Liên Xô đã lần thứ hai bắn thử tên lửa mặt trăng của mình, có tên gọi N1.

Không có thông báo chính thức nào về nhiệm vụ bí mật này nhưng trong những lần đi qua khu vực thử nghiệm của Liên Xô ở Tyuratam (Kazakhstan), các vệ tinh gián điệp Hoa Kỳ đã thoáng thấy 1 trong 2 bệ phóng của tên lửa mặt trăng bị tàn phá hoàn toàn.

Tại thời điểm đó, Liên Xô không hề biết rằng hy vọng lên mặt trăng cũng chấm dứt trên bệ phóng từ năm 1969.

Không có cơ hội

Tại sao Liên Xô chưa từng lên Mặt trăng?
Yuri Gagarin và Sergei Korolev.

Câu chuyện về tên lửa Soviet N1 và dự án chinh phục mặt trăng lớn ở Liên Xô vẫn còn là bí ẩn. Các nhà sử học vẫn tranh luận tại sao và như thế nào mà chương trình vũ trụ của Liên Xô đột nhiên tụt lại phía sau trong cuộc đua tới mặt trăng, cũng như hiện tại Liên Xô đang bị bỏ xa bao nhiêu kể từ khi Armstrong và Aldrin đặt chân lên mặt trăng.

Sự thật là không một yếu tố nào hoàn toàn làm sụp đổ chương trình mặt trăng của Liên Xô. Việc điện Kremlin ngủ quên trên chiến thắng sau cuộc đua vào quỹ đạo Trái đất của Sputnik và Gagarin chắc chắn có đóng góp một phần lý do. Và sự ganh đua nội bộ giữa các nhà lãnh đạo chương trình vũ trụ Liên Xô Serge Sergei Korolev, Valentin Glushko và Vladimir Chelomei đã không giúp mọi việc tiến triển.

Tuy nhiên, ngay từ tháng 4/1961, các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã chỉ ra cuộc thám hiểm mặt trăng là điều mà Hoa Kỳ có khả năng đạt được trước Liên Xô, đơn giản nhờ vào sự vượt trội về kinh tế và công nghệ của quốc gia này.

Thêm vào đó, nguồn viện trợ của quân đội Liên Xô cho chương trình không gian dân sự, tên lửa khá tằn tiện và rõ ràng là các kỹ sư Liên Xô không có cơ hội đánh bại NASA trong việc chinh phục mặt trăng.

Chuyện đang diễn ra

Thậm chí nửa thế kỷ sau sự kiện Apollo, chúng ta vẫn thấy những nỗ lực lớn lao và đa diện của Liên Xô để đưa con người lên Mặt trăng.

Chỉ trong năm 2015, người kế nhiệm phòng thiết kế OKB-1 đã phát triển tên lửa khổng lồ N1, minh chứng cho những nỗ lực trong chương trình thám hiểm mặt trăng của Liên Xô, gợi nhớ hành trình tới thiết kế dự án Apollo.

Các tài liệu từ tháng 4/1963 cho thấy các kỹ sư Liên Xô mới chỉ hoàn thành việc phân tích 26 kịch bản cho chuyến thám hiểm mặt trăng và thu hẹp thành 4 kiến ​​trúc khác nhau, vẫn cần nghiên cứu chi tiết hơn trước khi có thể chọn kế hoạch cuối cùng.

Trong khi đó, vào giữa năm 1962, cha đẻ của dự án Apollo đã ưu tiên điểm đến trên mặt trăng là yếu tố chính cho kịch bản chuyến bay, nhờ đó dọn đường cho sự phát triển nhanh chóng của tên lửa Saturn V cho các nhiệm vụ Apollo.

Ngay cả ở giai đoạn lên dự án - khi điện Kremlin chưa cần tới các khoản đầu tư nghiêm túc về tiền bạc và vật chất thì các kỹ sư Liên Xô đã chậm hơn Mỹ 1 năm và sau đó tiếp tục bị bỏ xa.

Các tranh cãi về việc sử dụng nhiên liệu, thiết kế tên lửa cũng như các bất đồng về chiến lược khác cũng khiến mọi thứ trở nên phức tạp và trì hoãn chương trình mặt trăng của Liên Xô. Chỉ trong năm 1964, các kỹ sư Liên Xô mới có những tiến bộ chính trị cần thiết để tham gia cuộc đua tới mặt trăng, nhưng đã quá muộn.

Trong 4 năm tiếp theo, vô số vấn đề kỹ thuật và các thử nghiệm lỗi tiếp tục làm gia tăng khoảng cách giữa Apollo và đối thủ từ Liên Xô.

Thời gian xây dựng

Tại sao Liên Xô chưa từng lên Mặt trăng?
Hình vẽ của tên lửa mặt trăng N1

Khi bắt đầu vào sản xuất, Liên Xô cũng gặp phải những bất lợi về địa lý. Ví dụ, địa điểm phóng ở Tyuratam nằm cách xa cảng biển, đồng nghĩa với việc lắp ráp bệ phóng cho tên lửa mặt trăng phải được chuyển đến thảo nguyên khô cằn Kazakhstan, và mang theo rất nhiều công nhân.

Cuối cùng, trở ngại đối với những nỗ lực chinh phục mặt trăng của Kremlin đến từ hệ thống đẩy chính của tên lửa N1. Ban đầu, có nhiều kế hoạch khác nhau để trang bị cho động cơ lực đẩy của N1 lên tới 600 tấn. Tuy nhiên, việc thiếu thời gian và máy móc thiết yếu buộc các nhà thiết kế phải sử dụng động cơ nhỏ hơn còn 150 tấn. Điều này có nghĩa toàn bộ 24 động cơ sẽ phải hoạt động chính xác để nâng tên lửa ra khỏi bệ.

Việc xây dựng cơ sở phóng lớn để các kỹ sư điều chỉnh cụm động cơ trên mặt đất bị bãi bỏ để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Do đó, khi các động cơ hoàn toàn mới lần đầu tiên kết hợp, chúng phải hoạt động như trong chuyến bay thực sự.

Tại sao Liên Xô chưa từng lên Mặt trăng?
Tàu đổ bộ mặt trăng có người lái Lunik 1 được chuẩn bị cho chương trình chinh phục mặt trăng của Liên Xô nhưng chưa bao giờ có cơ hội được sử dụng.

Thất bại

Trong lần phóng đầu tiên vào ngày 21/2/1969, tàu vũ trụ đã bị hỏng sau khi bay 1 phút 8 giây do lỗi hệ thống động cơ. Các nhà lãnh đạo dự án đã thất vọng nhưng không nản lòng – không có ai thiệt mạng, bệ phóng vẫn còn nguyên và tên lửa thực sự đã thể hiện khả năng bay của nó (ít nhất là ở độ cao 30 km).

Thật vậy, nhiều cựu chiến binh Liên Xô trong dự án N1 đã sống sót sau những thất bại của rất nhiều tên lửa trước đó đến nỗi điều này không còn gây ngạc nhiên. Do đó, Xô Viết tiếp tục tiến tới phóng N1 thứ hai càng sớm càng tốt.

Tên lửa N1 thứ hai, được gọi là 5L, hoàn thành vào mùa hè năm 1969, sau khi Apollo 9 và Apollo 10 hoàn thành diễn tập để hạ cánh trên mặt trăng - chiến thắng của Mỹ hiện ra trước mắt. Khi tên lửa Saturn V thứ 6 dự kiến ​​thực hiện nhiệm vụ Apollo 11 đang được kiểm tra tại Cape Canaveral thì tàu vũ trụ N1 thứ 2 đã tới bệ phóng.

Tên lửa N1 5L đã nổ vào đêm ngày 3/7 đến 4/7 năm 1969.

Khi N1 lên tới độ cao khoảng 100 mét, chỉ 10,5 giây sau khi được phóng, một số mảnh sáng ở phần đuôi của nó bị rơi ra. Tên lửa sau đó dường như đóng băng giữa không trung và bắt đầu nghiêng sang một bên. Ở đầu tên lửa, các động cơ thoát hiểm khẩn cấp bắn ra kéo theo khoang kín, tức là mang theo phi hành đoàn 2 người vào bóng tối. Hệ thống điều khiển chuyến bay bị tê liệt do vụ nổ động cơ dẫn đến tên lửa khổng lồ không thể tự điều khiển, sau đó rơi trở lại bệ phóng khi còn đầy nhiên liệu.

Vụ nổ lớn gần như đã xóa sổ hoàn toàn một nửa tổ hợp phóng hai bệ - dự án mất vài năm để hoàn thành. Một số mảnh vỡ có vẻ thuộc về tên lửa được tìm thấy cách xa bệ phóng khoảng 6 dặm và cửa sổ của nó thì văng vào tòa nhà cách đó 4 dặm.

Đóng cửa dự án

Thất bại của lần phóng thứ 2 đã phong ấn số phận của Liên Xô trong cuộc đua tới mặt trăng và đặt ra câu hỏi liệu rằng một phi hành gia Liên Xô có bao giờ đặt chân lên mặt trăng hay không. Trong vài năm sau đó, N1 đã thực hiện thêm 2 lần thử nghiệm không thành công (dù không thiệt hại nặng nề) trước khi chính phủ Liên Xô đóng cửa dự án vào tháng 6/1974.

Chương trình không gian của Liên Xô tiếp tục có những đóng góp to lớn cho việc thám hiểm không gian của nhân loại, bao gồm cả tên lửa Soyuz nổi tiếng. Tuy nhiên giấc mơ của một phi hành gia Liên Xô đặt chân lên mặt trăng đã chết trên bệ phóng Kazakhstan vào mùa hè năm 69.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa SpaceX phá vỡ bức tường âm thanh, đáp xuống mặt đất

Tên lửa SpaceX phá vỡ bức tường âm thanh, đáp xuống mặt đất

Tầng thứ nhất của tên lửa Falcon 9 quay về Trái Đất sau khi đưa tàu chở hàng Dragon lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 25/7.

Đăng ngày: 01/08/2019
Vì sao Mặt Trời toả ra hơi nóng khủng khiếp nhưng không gian vũ trụ vẫn lạnh?

Vì sao Mặt Trời toả ra hơi nóng khủng khiếp nhưng không gian vũ trụ vẫn lạnh?

Tại sao Mặt Trời có sức nóng khủng khiếp nhưng không gian xung quanh vẫn “lạnh cóng”? Thật là một câu hỏi rất hay.

Đăng ngày: 01/08/2019
Đây là Mặt trời nhân tạo vừa

Đây là Mặt trời nhân tạo vừa "ra đời" ở Mỹ

Quả cầu plasma tại Đại học Wisconsin-Madison đang được sử dụng để nghiên cứu rõ hơn về Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 31/07/2019
Trạm Vũ trụ Quốc tế vừa phóng một tàu vũ trụ đầy rác ra không gian

Trạm Vũ trụ Quốc tế vừa phóng một tàu vũ trụ đầy rác ra không gian

Các phi hành gia Nga ở Trạm Vũ trụ Quốc tế vừa phóng tàu Progress 72 chở đầy rác ra không gian. Lượng chất thải này sẽ bị tiêu hủy ở bầu khí quyển.

Đăng ngày: 31/07/2019
Hiện tượng

Hiện tượng "Mặt trăng đen" sẽ diễn ra trong tối nay

Sự kiện thiên văn hiếm hoi này xảy ra vào ngày 31/7 tại Bắc Mỹ, đánh dấu lần xuất hiện đầu tiên kể từ năm 2016.

Đăng ngày: 31/07/2019
Israel thông báo kế hoạch thí nghiệm với vi khuẩn trong không gian

Israel thông báo kế hoạch thí nghiệm với vi khuẩn trong không gian

Israel sẽ tiến hành 4 cuộc thí nghiệm với vi khuẩn trong không gian vào tháng 10 tới, được điều khiển từ xa bởi một phòng thí nghiệm thuộc Công ty Spacepharma của Israel.

Đăng ngày: 31/07/2019
Mặt Trăng có niên đại cao hơn so với chúng ta tưởng

Mặt Trăng có niên đại cao hơn so với chúng ta tưởng

Những mẫu vật do các nhà du hành vũ trụ Mỹ tham gia chương trình Apollo thu thập được vào những năm 60 và 70 cho thấy Mặt Trăng có niên đại cao hơn chúng ta thường nghĩ.

Đăng ngày: 31/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News