Tại sao loài gấu ngủ đông mà cơ thể không hình thành cục máu đông?

Việc con người ngồi trên những chuyến bay dài có thể hình thành cục máu đông gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những con gấu ngủ đông lại có thể tránh được hiện tượng này.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science vào ngày 14/4 đã tìm ra câu trả lời về việc loài gấu khi ngủ đông mà không hình thành cục máu đông.

Cụ thể, khi chúng bất động vào mùa đông, hàm lượng protein HSP47 trong máu thấp, khiến tiểu cầu khó kết dính vào nhau, giúp không phát triển các cục máu đông.


Một con gấu ngủ đông, cơ thể nó sẽ điều chỉnh để ngăn ngừa phát triển các cục máu đông nguy hiểm (Ảnh minh họa: Science news).

Hàm lượng protein này thấp không chỉ được tìm thấy riêng ở loài gấu mà chuột, lợn và những người với lối sống ít vận động do các vấn đề sức khỏe cũng có cùng sự bảo vệ này.

Tinen Iles, một nhà sinh vật học, Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết: "Nghiên cứu này là một "bước tiến lớn" đã tìm ra cách động vật thích nghi để ngăn chặn các cục máu đông khi cơ thể bất động". 

Đồng thời, nó cũng giúp các nhà khoa học dựa vào cơ chế này để phát triển các loại thuốc giúp chống hình thành cục máu đông.

Protein HSP47 thường được tìm thấy trong các tế bào tạo nên các mô liên kết như xương và sụn.

Nó cũng được tìm thấy trong tiểu cầu, nơi HSP47 gắn vào collagen giúp tiểu cầu dính vào nhau.

Điều này rất hữu ích khi chúng ta bị tổn thương liên quan đến các vết cắt, trầy xước, giúp cơ thể không bị mất máu quá nhiều hay ngăn chặn máu tràn vào phổi trong phẫu thuật.

Nhà nghiên cứu Petzold, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đại học LMU Munich, Đức và các đồng nghiệp đã phân tích mẫu máu từ 13 con gấu nâu hoang dã (Ursus arctos) vào mùa đông và mùa hè.

Kết quả cho thấy, tiểu cầu từ các mẫu máu được lấy trong thời gian ngủ đông ít có khả năng kết tụ lại với nhau hơn các mẫu mùa hè và những mẫu máu đông lại chậm hơn.

Cụ thể, gấu ngủ đông, mức protein bằng khoảng 1/50 lượng được tìm thấy khi chúng hoạt động.

Để xác nhận rằng lượng protein HSP47 thấp trong máu là tác nhân đứng sau việc giúp gấu không hình thành cục máu đông, nhóm nghiên cứu đã làm các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm với chuột.

Những con chuột thiếu protein có ít cục máu đông hơn và mức độ viêm thấp hơn so với những con vật có HSP47.

Hay những con lợn vừa mới sinh con buộc chúng phải ở cữ, nằm bất động tối đa khoảng 28 ngày cũng có mức HSP47 thấp hơn so với những con lợn bình thường.

Cơ chế này cũng phù hợp với những người ít vận động như do chấn thương tủy sống mà không bị hình thành cục máu đông.

Hiểu cách cơ thể con người điều chỉnh hàm lượng HSP47 là rất quan trọng để các nhà khoa học phát triển ra các loại thuốc có thể cân bằng  giữa việc ngăn ngừa cục máu đông và chảy máu quá nhiều.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tại sao một số nhà khoa học tin rằng than đá có thể đến từ vũ trụ?

Tại sao một số nhà khoa học tin rằng than đá có thể đến từ vũ trụ?

Việc hình thành của than đá vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong cộng đồng khoa học.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News