Tháp đá nghìn tấn 3.500 năm chưa từng được dựng lên
Tháp đá đồ sộ nặng 1.168 tấn, cao khoảng 42m, có những vết nứt do một sự cố thời xưa và không thể dựng lên làm tượng đài.
Có khoảng 30 tháp đá (obelisk) theo phong cách Ai Cập cổ đại trên khắp thế giới, trong đó công trình đứng cao nhất là tháp đá Lateran ở Rome với chiều cao 45,7 m. Tuy nhiên, còn một công trình đồ sộ hơn mà nhiều người chưa từng nghe đến, có lẽ vì nó chưa từng được dựng lên. Đó là Tháp đá Chưa hoàn thành (Unfinished Obelisk) - một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất về Ai Cập cổ đại đến nay. Đây cũng là tượng đài đơn nặng nhất mà người Ai Cập cổ đại từng thi công, IFL Science hôm 31/3 đưa tin.
Tháp đá Chưa hoàn thành nặng 1.168 tấn và cao khoảng 42m. (Ảnh: Aline Fortuna)
Tháp đá Chưa hoàn thành được phát hiện vào đầu thế kỷ 20, trong một mỏ đá ở thành phố Aswan, phía nam Ai Cập. Công trình 3.500 năm tuổi này được đặt nằm trong một khối đá granite khổng lồ, dường như bị bỏ quên theo thời gian.
Hatshepsut, pharaoh thứ 5 của Vương triều thứ 18 của Ai Cập, ra lệnh xây dựng Tháp đá Chưa hoàn thành vào năm 1473 - 1458 trước Công nguyên như một tháp đá phụ cho tháp Lateran. Trong quá trình xây dựng, một sự cố nào đó xảy ra, để lại những vết nứt lớn trên khối đá mà ngày nay vẫn có thể nhìn thấy. Điều này khiến công trình không thể dùng làm tượng đài nữa. Gần đó, các chuyên gia cũng tìm thấy đế tháp đá được chạm khắc một phần, có khả năng từng nhằm mục đích giữ cho tháp đá thẳng đứng.
Nếu được dựng lên, Tháp đá Chưa hoàn thành sẽ cao hơn khoảng 1/3 so với bất cứ tượng đài nào khác từng phát hiện. Tháp đá Lateran cũng chỉ cao 32 m nếu không tính phần đế hiện tại. Với trọng lượng lên tới 1.168 tấn và chiều cao khoảng 42 m, thậm chí việc dịch chuyển Tháp đá Chưa hoàn thành khỏi mặt đất cũng là một kỳ tích kỹ thuật, chưa nói đến việc dựng thẳng đứng. Điều này khiến các nhà khoa học đặt câu hỏi, làm thế nào người cổ đại xử lý được khối đá granite khổng lồ này.
Nhiều chuyên gia cho rằng người Ai Cập sẽ vần tháp đá lên xe trượt, vận chuyển tới bờ sông Nile và đưa xuống thuyền. Thuyền sẽ chở tháp đá xuôi dòng đến các khu định cư lớn hơn. Khi đã tới vị trí mong muốn, công nhân sẽ tận dụng một ngọn đồi lớn với độ dốc ổn định để kéo tháp đá lên bằng dây thừng và ròng rọc cho đến khi chạm tới đỉnh, Tại đây, họ sẽ từ từ hạ tháp đá xuống sao cho nó xoay thẳng đứng. Vì các kỹ thuật như vậy từng được mô tả trong giấy cói cổ xưa và người Ai Cập cũng đã di chuyển những tảng đá cực kỳ nặng để xây kim tự tháp, phương pháp này được đánh giá là khả thi.
Tháp đá ở Aswan chưa từng đứng thẳng, nhưng chính sự chưa hoàn thiện lại khiến nó trở thành công cụ vô giá giúp giải mã các kỹ thuật cắt đá của người Ai Cập cổ đại. Giới chuyên gia có thể nhìn thấy những vết đẽo gọt dọc theo các cạnh của đá granite và các đường kẻ bằng đất son giúp chỉ dẫn người thợ nên cắt ở đâu, giống như cách nghệ nhân hiện đại đánh dấu bằng bút chì.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được
Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.
