Tại sao mọi người bị cảm lạnh và cúm nhiều hơn trong mùa đông?

Các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu mới đã tìm ra lý do sinh học khiến chúng ta mắc nhiều bệnh về đường hô hấp hơn vào mùa đông.

Theo đó, chính không khí lạnh đã "làm hỏng" phản ứng miễn dịch xảy ra trong mũi.

"Đây là lần đầu tiên chúng ta có lời giải thích về mặt sinh học ở cấp độ phân tử liên quan đến một yếu tố trong phản ứng miễn dịch bẩm sinh của con người dường như bị hạn chế bởi nhiệt độ lạnh hơn", Tiến sĩ Zara Patel, bác sĩ chuyên khoa mũi, giáo sư tai mũi họng và phẫu thuật đầu và cổ tại Đại học Y khoa Stanford ở California, cho biết.

Tại sao mọi người bị cảm lạnh và cúm nhiều hơn trong mùa đông?
Việc giảm nhiệt độ bên trong mũi sẽ giết chết virustrong mũi, khiến con người dễ cảm lạnh hơn. (Ảnh: Shutterstock)

Trên thực tế, việc giảm nhiệt độ bên trong mũi xuống 9 độ F (5oC) sẽ giết chết gần 50% trong số hàng tỷ tế bào chống virus và vi khuẩn trong lỗ mũi, khiến con người dễ bị cảm lạnh và cúm, theo nghiên cứu được công bố hôm 6/12 trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học lâm sàng.

Tiến sĩ, bác sĩ mũi học Benjamin Bleier, Giám đốc nghiên cứu tai mũi họng tại Massachusetts Eye and Ear và là phó giáo sư tại Trường Y Harvard ở Boston, cho biết: "Không khí lạnh có liên quan đến việc gia tăng lây nhiễm virus vì về cơ bản, bạn đã mất một nửa khả năng miễn dịch bởi nhiệt độ giảm".

"Một điều quan trọng cần nhớ, đây là những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Mặc dù nó đang sử dụng mô người trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu phản ứng miễn dịch này nhưng đây không phải là nghiên cứu được thực hiện bên trong mũi thực của ai đó", Tiến sĩ Zara Patel nói. "Thường thì kết quả của các nghiên cứu trong ống nghiệm được xác nhận trong cơ thể sống, nhưng không phải lúc nào cũng vậy".

Virus hoặc vi khuẩn đường hô hấp xâm nhập vào mũi, điểm xâm nhập đầu tiên để vào cơ thể. Ngay lập tức, khu vực mũi trước phát hiện ra mầm bệnh, trước khi khu vực mũi phía sau nhận ra kẻ xâm nhập, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra.

Tại thời điểm đó, các tế bào lót trong mũi ngay lập tức bắt đầu tạo ra hàng tỷ bản sao đơn giản của chính chúng, được gọi là túi ngoại bào hay EV.

Theo ông Bleier, EV không thể phân chia như tế bào, nhưng chúng giống như phiên bản thu nhỏ của các tế bào được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt những loại virus này. Hoạt động như mồi nhử, khi bạn hít phải virus, virus sẽ dính vào những mồi nhử này thay vì dính vào tế bào.

Những phiên bản thu nhỏ sau đó bị các tế bào đẩy ra thành chất nhầy mũi (nước mũi), nơi chúng ngừng xâm nhập trước khi đến đích và nhân lên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nước Nga đất rộng người thưa, tại sao người dân lại

Nước Nga đất rộng người thưa, tại sao người dân lại "đổ xô" tới sống ở các thành phố chật chội và đắt đỏ?

Nga là nước rộng lớn nhất thế giới với tổng diện tích đất là 16.299.981km2. Thế nhưng dân số ở đây phân bố không đồng đều với 74,93% dân số sống ở thành thị.

Đăng ngày: 18/12/2022
Ngôi làng khắc nghiệt, lượng oxy cực thấp nhưng vì sao không ai muốn rời đi?

Ngôi làng khắc nghiệt, lượng oxy cực thấp nhưng vì sao không ai muốn rời đi?

Nằm ở Tây Tạng, đây được coi là một trong những ngôi làng có điều kiện sống khắc nghiệt nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 17/12/2022
Tại sao sét ít đánh trên biển hơn trên đất liền?

Tại sao sét ít đánh trên biển hơn trên đất liền?

Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng các tia sét ít hơn 90% ở những khu vực có sương mù mặn trong khí quyển.

Đăng ngày: 16/12/2022
Vì sao đường phố Nhật Bản không có thùng rác mà vẫn luôn sạch sẽ?

Vì sao đường phố Nhật Bản không có thùng rác mà vẫn luôn sạch sẽ?

20 năm trước, thùng rác vẫn nằm rải rác khắp đường phố Nhật Bản. Tuy nhiên ngay cả khi nó biến mất, đường phố Nhật Bản vẫn luôn sạch sẽ.

Đăng ngày: 15/12/2022
Loại thịt được WHO phân loại có thể gây ung thư nhưng tại sao hàng triệu người vẫn ăn?

Loại thịt được WHO phân loại có thể gây ung thư nhưng tại sao hàng triệu người vẫn ăn?

Thịt đỏ được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A - nhóm có thể gây ung thư trên người nhưng nó vẫn có những dinh dưỡng nhất định mà cơ thể cần.

Đăng ngày: 11/12/2022
Tại sao giải Nobel của Marie Curie lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với khoa học hiện đại?

Tại sao giải Nobel của Marie Curie lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với khoa học hiện đại?

Marie Curie là một nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu về tính phóng xạ.

Đăng ngày: 11/12/2022
Tại sao chúng ta thường hay buồn bã vào cuối năm?

Tại sao chúng ta thường hay buồn bã vào cuối năm?

Cuối năm thường là thời điểm đẹp nhất năm. Thời điểm này của năm nay còn đẹp hơn khi cuộc sống dần trở lại ổn định hậu đại dịch.

Đăng ngày: 08/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News