Tại sao một số loài ăn thịt con mình?

Ăn thịt con đẻ nghe như chuyện không thể, nhưng thực sự là một số loài từ cá đến chim vẫn làm điều đó. Các nhà khoa học không rõ tại sao lại nảy sinh hành vi này, nhưng một nghiên cứu mới đây đã ra tiết lộ những yếu tố thúc đẩy nó.

Các nhà động vật học đã quan sát thấy hành vi ăn con ở một số loài như chuột đồng, sẻ nhà, nhện sói và nhiều loài cá khác. Nhưng tất cả những loài này cũng vẫn chăm sóc cho những con non không bị chúng ăn thịt.

Chúng làm thế để làm gì, phải chăng có những lợi ích tiến hoá ở đây? Các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Sẻ nhà cũng đôi khi ăn thịt con mình. (Ảnh: Audubon)

Những công trình trước kia tập trung vào ý kiến cho rằng con bố mẹ có thể ăn trứng của mình vì đó là nguồn thức ăn tốt cho những lúc đói kém. Tuy nhiên, khi bổ sung thức ăn cho một vài loài cá, kết quả vẫn khiến các nhà khoa học lúng túng: một số loài vẫn tiếp tục ăn thịt con, trong khi số khác ngừng lại.

"Đó không chỉ là việc kiếm ăn dễ dàng", Hope Klug, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Florida, nhận định. Để kiểm tra những động lực khác, Klug và cộng sự đã mô hình hoá những kịch bản khác nhau của "các sinh vật thực" bằng máy tính, ở đó động vật vừa chăm con, nhưng cũng vẫn ăn thịt chúng khi có thể.

Họ phát hiện thấy có một vài yếu tố thúc đẩy hành vi này. Ở một số trường hợp, việc ăn con của chính mình tạo ra áp lực tiến hoá tương tự lên những quả trứng giống như khi kẻ thù của nó sẽ làm: trứng lớn càng nhanh, cơ hội sống sót càng lớn.

Ngoài ra, hành vi ăn con cũng làm tăng tốc độ sinh sản của bố mẹ, mặc dù Klug không chắc tại sao điều này xảy ra. Cũng có thể đó là cách để loại bỏ những con non lớn quá chậm và do đó sẽ tiết kiệm được công chăm sóc của cha mẹ. Sau cùng, việc ăn trứng để có thêm năng lượng cũng được quan sát thấy. Tuy nhiên, không một nguyên nhân nào chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thúc đẩy động vật ăn con. 

"Bạn không thể lý giải hành vi ăn thịt con ở tất cả các loài chỉ bằng một lý do duy nhất", Klug giải thích.

Thuận An

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"

Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 25/06/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 22/06/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 21/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News