Thước phim siêu hiếm về loài mèo nhỏ nhất thế giới: bản năng bất chấp kích cỡ

Như một con sư tử thu nhỏ, hành trình tìm kiếm thức ăn của loài mèo này mang đậm bản năng của một kẻ săn mồi thực thụ.

Người ta vẫn nói mèo là tiểu hổ - nghĩa là một con hổ thu nhỏ. Điều này có ý nghĩa rằng dù hình thể nhỏ bé hơn, nhưng mèo vẫn mang trong mình bản năng của một loài thú săn mồi thực thụ, không thể đùa giỡn được.

Thước phim siêu hiếm về loài mèo nhỏ nhất thế giới: bản năng bất chấp kích cỡ
Mèo đốm gỉ (Prionailurus rubiginosus).

Video mới đây do BBC cung cấp đã cho thấy điều đó. Cụ thể, đoạn phim phục vụ chương trình mới của BBC về những con "mèo" khổng lồ trên Trái đất (ám chỉ những sinh vật họ mèo cỡ lớn). Nhưng trong đó, họ có đề cập cả đến một trong những loài mèo hiếm nhất thế giới: mèo đốm gỉ - loài mèo có kích cỡ bé nhất thế giới hiện nay.

Mèo đốm gỉ (Prionailurus rubiginosus) sinh sống tại Sri Lanka và Ấn Độ. Thoạt nhìn qua thì chẳng khác gì một con mèo mướp bình thường, chỉ khác là chúng nhỏ hơn nhiều. Một con mèo trưởng thành chỉ nặng xấp xỉ 1kg, thậm chí có thể nằm gọn lỏn trong lòng bàn tay của bạn.

Thước phim siêu hiếm về loài mèo nhỏ nhất thế giới: bản năng bất chấp kích cỡ
Một con mèo trưởng thành chỉ nặng xấp xỉ 1kg.

So về kích cỡ, mèo đốm gỉ có lẽ chỉ bằng 1/200 lần sư tử. Tuy nhiên, ẩn bên trong chúng là bản năng khai phá và săn mồi chẳng thua kém gì những anh em họ hàng to lớn của chúng.

Được biết để thu được những thước phim này, nhóm phóng sự của BBC đã dành hơn 2 năm, di chuyển qua 14 quốc gia.

Thước phim siêu hiếm về loài mèo nhỏ nhất thế giới: bản năng bất chấp kích cỡ
Sẵn sàng bước xuống nước...

Bên cạnh mèo đốm gỉ, họ còn tác nghiệp trên 31 loài vật họ mèo khác nữa. Trong đó, có những thước phim tiết lộ "đời tư" của một số loài họ mèo hiếm có, như linh miêu của Canada và báo đốm tuyết.

Mèo đốm gỉ (danh pháp hai phần: Prionailurus rubiginosus) là một loài thuộc Phân họ mèo, là thành viên nhỏ nhất của họ mèo.

Chúng sinh sống ở Ấn Độ và Sri Lanka, và hiện đang được liệt vào danh sách "dễ bị tổn thương trong sách Đỏ".

Hiện tại, quần thể mèo đốm gỉ chỉ còn khoảng 10.000 cá thể, và không có quần thể nào có hơn 1000 con trưởng thành.

Mèo đốm gỉ có kích thước dài 35 đến 48cm, với đuôi dài từ 15 đến 30cm. Chúng có cân nặng rất nhỏ, chỉ 0,9 đến 1,6kg.

Về hình thức, mèo đốm gỉ có lông ngắn, sườn màu xám, lưng và sườn có đốm, giống như mèo mướp vậy. Đuôi màu tối hơn là dày và khoảng một nửa chiều dài của cơ thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Những loài rắn vừa độc, vừa xấu xí nhất thế giới

Những loài rắn vừa độc, vừa xấu xí nhất thế giới

Nhiều loài rắn không chỉ sở hữu nọc độc chết người mà còn xấu xí cả về ngoại hình.

Đăng ngày: 12/01/2018
Cá sấu da

Cá sấu da "trắng nõn" bị chính đồng loại của mình ghét bỏ

Con cá sấu này từng xuất hiện tháng 11 năm ngoái và được đặt tên là Pearl (ngọc trai). Khi thấy chiếc thuyền tiến lại gần, con cá sấu bơi nhanh xuống nước và biến mất.

Đăng ngày: 12/01/2018
Taipan nội địa: Loài rắn có nọc độc giết chết 100 người cùng lúc

Taipan nội địa: Loài rắn có nọc độc giết chết 100 người cùng lúc

Sinh sống chủ yếu tại các vùng nội địa ở Australia, loài động vật sở hữu nọc độc khủng khiếp nhất thế giới này có thể giết chết 100 người sau 45 phút cắn.

Đăng ngày: 12/01/2018
Tại sao chó mèo thỉnh thoảng lại ăn cỏ?

Tại sao chó mèo thỉnh thoảng lại ăn cỏ?

Nếu bạn sở hữu một con chó, bạn sẽ quen với việc nó có thể ăn bất cứ thứ gì.

Đăng ngày: 12/01/2018
Hổ mang chúa dài 4 mét khốn khổ vì ung thư giờ ra sao?

Hổ mang chúa dài 4 mét khốn khổ vì ung thư giờ ra sao?

Các nhân viên vườn thú phát hiện hổ mang chúa dài 4 mét mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết (lymphosarcoma) từ hồi tháng 2 năm ngoái.

Đăng ngày: 11/01/2018
Chim thiên đường có bộ lông được ví như hố đen

Chim thiên đường có bộ lông được ví như hố đen

Nghiên cứu về bộ lông đen của chim thiên đường bắt đầu khi Richard Prum, nhà khoa học ở Đại học Yale, Mỹ, trông thấy một con chim trong viện bảo tàng và chú ý đến màu sắc của nó.

Đăng ngày: 11/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News