Tại sao một số mũi được tiêm vào tay, một số mũi khác được tiêm vào mông?

Khi bạn đến bệnh viện để tiêm, bạn sẽ chuẩn bị sẵn tâm thế để tiêm vào tay, nhưng thỉnh thoảng các bác sỹ sẽ khiến bạn bất ngờ đôi chút khi quyết định tiêm vào... mông hay thậm chí là bụng. Tại sao lại như vậy?

Kéo tay áo lên hay kéo quần xuống

Vị trí tiêm thường liên quan đến loại thuốc cần tiêm, liều lượng thuốc, và tốc độ mà thuốc cần được hấp thụ vào cơ thể.

Có nhiều con đường khác nhau để đưa thuốc vào cơ thể bằng kim tiêm:

  • Tiêm trong tĩnh mạch: đưa thuốc vào cơ thể rất nhanh bằng cách đi trực tiếp vào mạch máu. Thuốc thường được tiêm vào mặt sau của bàn tay hoặc phía trước khuỷu tay.
  • Tiêm trong cơ: tiêm trực tiếp vào một bó cơ, nơi thuốc sẽ được hấp thụ chậm hơn một chút bởi các mạch máu. Vị trí phổ biến nhất để tiêm là cơ delta của vai hoặc cánh tay và cơ gluteus medius của mông, hoặc cơ bắp đùi, hay vastus lateralis, đối với trẻ nhỏ.
  • Tiêm dưới da: tiêm vào lớp giữa của da và có tốc độ hấp thụ chậm nhất. Các vùng tiêm phổ biến bao gồm bề mặt trong của cẳng tay và phần lưng trên, bên dưới xương vai.


Các vị trí tiêm phổ biến.

Không phải mọi mũi tiêm đều giống nhau

Khu vực tiêm được quyết định bởi cách thuốc được hấp thụ - theo Libby Richards, một viện sỹ tại Trường Y thuộc Đại học Purdue. “Một số loại thuốc, như insulin, cần được hấp thụ chậm do đó các mô mỡ với lượng máu chảy qua ít sẽ là lựa chọn tốt hơn. Thuốc được tiêm vào cơ được hấp thụ nhanh hơn các mô mỡ, nhưng chậm hơn tiêm vào tĩnh mạch”.

Ví dụ, đối với kháng sinh, thuốc lợi niệu và thuốc giảm đau, bác sỹ thường tiêm vào tĩnh mạch; trong khi đó nhiều loại vắc-xin, hormone, và thuốc dị ứng lại được tiêm vào cơ.

Bên cạnh loại thuốc, các bác sỹ và y tá còn cần phải tính đến lược thuốc cần tiêm, và liệu một bó cơ cụ thể có đủ lớn để giữ được lượng thuốc đó hay không.

“Mô cơ thường có thể giữ được lượng thuốc nhiều hơn mô mỡ hay mô dưới da, do đó đây là một yếu tố khác cần cân nhắc khi chọn khu vực tiêm. Khi lượng thuốc cần tiêm lớn, những cơ lớn như ở mông hay đùi có thể được chọn thay vì ở cánh tay. Thêm nữa, một số loại thuốc có thể gây kích thích cho các mạch máu mỏng manh - trong trường hợp đó, tiêm cơ sẽ được ưu tiên hơn” - Richards nói.

Dẫu vậy, bạn vẫn có thể hỏi bác sỹ của mình xem họ có thể tiêm vào khu vực bạn chọn được không: “Đôi lúc, quyết định phụ thuộc vào mong muốn và sự thuận tiện của bệnh nhân. Cánh tay thường dễ tiếp cận hơn và cũng là nơi được các bệnh nhân chọn nhiều hơn” - Richards cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News