Tại sao năm Giáp Thìn 2024 không có tiết Lập Xuân?

Ít người để ý rằng năm Giáp Thìn (con Rồng) 2024 chỉ có 354 ngày và 23 tiết khí? Một số người nghi hoặc, chẳng phải mỗi năm có 365 ngày và 24 tiết khí sao? Vậy 11 ngày và 1 tiết khí đi đâu mất?

Khi nhìn vào lịch, chúng ta có thể thấy: “Năm 2024 sau Công Nguyên là năm nhuận, có tổng cộng 366 ngày và 53 tuần. Năm Giáp Thìn theo âm lịch (Năm con Rồng) không có tháng nhuận, tổng cộng có 354 ngày và 23 tiết khí. Hơn nữa, người ta cũng đặc biệt đánh dấu thời gian bắt đầu của năm Giáp Thìn 2024 là từ ngày 10/2/2024 đến ngày 28/1/2025 thì kết thúc".

Nói cách khác, 2024 là năm Giáp Thìn, ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán rơi vào ngày 10/2/2024 theo dương lịch và ngày 28/1/2025 là giao thừa, tổng cộng có 354 ngày. Xem xét từ ngày Mồng một Tết Giáp Thìn, có thể thấy, tiết khí đầu tiên xuất hiện là “Vũ Thủy” vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Vậy tiết “Lập Xuân” đã biến đâu?


Trên thực tế, Lập Xuân năm 2024 là ngày 4/2, ứng với ngày 25 tháng 12 năm Quý Mão (năm con Mèo).

Trên thực tế, Lập Xuân năm 2024 là ngày 4/2, tương ứng với ngày 25 tháng 12 năm Quý Mão (năm con Mèo). Nói cách khác, năm Quý Mão 2023 có hai ngày Lập Xuân, một vào ngày 14 tháng Giêng và một vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, dẫn đến sự vắng mặt của tiết khí Lập Xuân trong năm Giáp Thìn.

Tình trạng này xảy ra do các nhà khoa học soạn lịch cổ cứ 19 năm lại thêm 7 tháng nhuận vào âm lịch để thích ứng với sự biến đổi của thời tiết. Trong 19 năm sẽ có 7 năm không có tiết Lập Xuân, 7 năm có 2 ngày Lập Xuân và 5 năm có một ngày. Đây là kết quả của sự sắp xếp “căn chỉnh” cần thiết giữa dương lịch và âm lịch.

“Căn chỉnh” giữa lịch dương và lịch âm

Thời xưa chưa có thiết bị đo thời gian như bây giờ nên người ta chỉ có thể đưa ra phán đoán bằng cách tham khảo một số hiện tượng và sự vật tự nhiên. Một số người phát hiện ra rằng mặt trời xuất hiện và lặn rất có quy luật nên họ dùng mặt trời để đo thời gian. Lại có một số người nhận thấy quá trình trăng tròn trăng khuyết cũng rất có quy luật nên đã dùng Mặt trăng để đo thời gian. Cũng có một số người tính thời gian bằng cách nhìn cả mặt trời lẫn Mặt trăng.

Trải qua quá trình phát triển lịch sử, những người tính thời gian theo mặt trời đã phát minh ra "lịch mặt trời" mà chúng ta gọi là “dương lịch”; những người tính thời gian theo Mặt trăng đã phát minh ra “lịch Thái âm” mà chúng ta gọi là "âm lịch". Những người nhìn cả mặt trời và Mặt trăng để tính giờ đã phát minh ra “âm dương hợp lịch”, chính là nông lịch hiện nay.

Tuy nhiên, độ dài của một năm dương lịch là 365 ngày trong năm thường và 366 ngày trong năm nhuận; độ dài mỗi ngày là khoảng 23 giờ 56 phút. Sau đó, cứ bốn năm lại có một ngày nhuận để bù vào khoảng thời gian này, do đó, độ dài của một năm dương lịch là khoảng 365,25 ngày mà chúng ta vẫn quen gọi là 365 ngày.

Âm lịch xác định ngày và tháng dựa trên các giai đoạn của Mặt trăng. Một tháng âm lịch có trung bình 29,5306 ngày, 12 tháng âm lịch có 354 hoặc 355 ngày. Như vậy, chênh lệch thời gian giữa năm âm lịch và năm dương lịch (khoảng 365,25 ngày) là khoảng 11 ngày, chênh lệch thời gian cộng dồn trong 3 năm sẽ hơn một tháng. Vì vậy, phải phát minh ra một loại lịch để chúng có thể tương thích với nhau, đó là “âm dương hợp lịch”.

Âm lịch hiện tại của chúng ta chính là “âm dương hợp lịch”, dựa trên chu kỳ thay đổi của các giai đoạn của Mặt trăng. Mỗi chu kỳ thay đổi tròn – khuyết (“sóc” - “vọng”) của Mặt trăng là một tháng. Tham khảo đến độ dài của chu kì quay trở lại của mặt trời là một năm và cộng thêm 24 tiết khí, lập ra tháng nhuận để cho phù hợp với năm dương lịch. Bằng cách này, lịch có thể thích ứng với những thay đổi về thời tiết, bốn mùa sẽ không bị tách rời các tiết khí.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Trên sao Hỏa có đỉnh núi cao gấp gần 3 lần đỉnh núi Everest, tại sao?

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News