Tại sao NASA phóng nấm men vào vũ trụ mà không phải thứ khác?

NASA sẽ phóng tàu Orion cho sứ mệnh Artemis I vào ngày 29-8, nhưng sư mệnh này đã bị hủy vào phút chót. Bên cạnh những thông tin về điểm đáp, hoạt động, mục đích, điều làm nhiều người quan tâm hơn cả là vì sao hàng nghìn mẫu nấm men được phóng vào vũ trụ.

Theo thông tin từ NASA, nhiệm vụ của Artemis I là thu thập và cung cấp nền tảng cho hoạt động khám phá không gian của con người, đồng thời chứng minh cam kết và khả năng của NASA trong việc đảm bảo sự tồn tại của con người trên Mặt trăng và hơn thế nữa.

Một trong những thí nghiệm trên tàu Artemis I là xem nấm men phản ứng như thế nào với bức xạ vũ trụ.

Nấm men là loại vi sinh vật đơn bào rất phổ biến nhờ tính ứng dụng rất cao trong đời sống của con người. Có hàng nghìn loài nấm men được khoa học ghi nhận. Trong đó, phổ biến nhất là loại Saccharomyces cerevisiae, được dùng để sản xuất rượu vang, bánh mì và bia từ hàng nghìn năm trước.

Nấm men cũng được dùng trong nghiên cứu khoa học, sinh học, di truyền, và tế bào sinh học.

Bộ gene của nấm men có nhiều đặc điểm gần giống với bộ gene của con người. Các thí nghiệm sẽ kiểm tra giới hạn sống sót của con người trong không gian, nơi bức xạ vũ trụ gấp 20 đến 50 lần bức xạ trên Trái đất.

Bức xạ trong không gian tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong cho con người. Các nhiệm vụ đến Mặt trăng và sao Hỏa trong tương lai buộc các phi hành gia phải tiếp xúc với bức xạ không gian trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Tại sao NASA phóng nấm men vào vũ trụ mà không phải thứ khác?
Mặc dù mục đích của thí nghiệm nấm men trong không gian là để khám phá điều chế thuốc và các liệu pháp khác liên quan đến bức xạ, nhưng kết quả của nó sẽ là tiền đề nghiên cứu cách giúp các phi hành gia đến được sao Hỏa một cách an toàn - (Ảnh: NASA).

Để kiểm tra xem các sinh vật sống như thế nào khi chịu được nguy hiểm như vậy, "một chiếc hộp" có kích thước bằng hộp giày được gọi là BioSentinel sẽ được phóng ra từ tên lửa, bay qua Mặt trăng và đi vào quỹ đạo từ sáu đến chín tháng xung quanh Mặt trời. Trên tàu sẽ là những mẫu men siêu nhỏ, sẽ thường xuyên tiếp xúc với sự tấn công dữ dội của các tia vũ trụ năng lượng cao và các hạt Mặt trời.

Một số thiết bị trên BioSentinel sẽ đo cường độ bức xạ, trong khi những thiết bị nhỏ hơn là thẻ microfluidics sẽ theo dõi sự phát triển của nấm men, gửi dữ liệu trở lại Trái đất.

"Đây là một sứ mệnh thực sự quan trọng. Nó sẽ thực hiện những gì chưa hoàn thành và học hỏi những gì chưa được biết", Giám đốc nhiệm vụ của Artemis I Mike Sarafin cho biết trong một tuyên bố trên trang web của NASA.

Hầu hết các nghiên cứu về nấm men trước đây đều được thực hiện trên Trái đất, bằng cách đặt chúng trong môi trường mô phỏng vũ trụ. Bởi thế, Artemis I sẽ cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cách bức xạ vũ trụ ảnh hưởng đến các sinh vật trong không gian.

Vì thế, tác động của bức xạ vũ trụ lên nấm men có thể đem đến những khám phá đột phá trong điều trị ung thư và bảo vệ chống phơi nhiễm bức xạ cho các phi hành gia trong các nhiệm vụ du hành vào vũ trụ tương lai, cụ thể là mục tiêu đưa con người lên sao Hỏa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao NASA coi Mặt trăng là bàn đạp để nhân loại tiến về sao Hỏa?

Vì sao NASA coi Mặt trăng là bàn đạp để nhân loại tiến về sao Hỏa?

Sứ mệnh Artemis-1 của NASA có vai trò khởi động kỷ nguyên tiếp theo của nhân loại trong việc thám hiểm không gian, và đích đến chính là sao Hỏa.

Đăng ngày: 29/08/2022
Vì sao đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ hoạt động hết công suất, dù đã sử dụng hơn 10 năm?

Vì sao đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ hoạt động hết công suất, dù đã sử dụng hơn 10 năm?

Nhà máy thủy điện Tam Hiệp có thể tạo ra 197,1 tỷ kWh mỗi năm, vậy tại sao không thể hoạt động hết công suất mỗi ngày?

Đăng ngày: 24/08/2022
Vì sao đường di chuyển của các cơn bão thường tuân theo một quy luật nhất định?

Vì sao đường di chuyển của các cơn bão thường tuân theo một quy luật nhất định?

Dự báo của đài khí tượng thuỷ văn trên cơ bản là dựa vào quy luật di chuyển của bão để đưa ra dự báo.

Đăng ngày: 23/08/2022
Vì sao mèo vờn chuột?

Vì sao mèo vờn chuột?

Mèo thường chơi đùa với con mồi như: vồ, vả, cào, cắn và đuổi bắt trước khi thực hiện cú đớp chí mạng giúp giảm nguy cơ bị tấn công trong lúc giết nó.

Đăng ngày: 23/08/2022
Tại sao Nhật Bản quyết định sử dụng

Tại sao Nhật Bản quyết định sử dụng "thẻ căn cước" cho thú cưng?

Nhật Bản đã đưa ra quyết định gắn chip cho thú cưng để làm " thẻ căn cước". Con chip dài 1cm có thể lưu trữ ngày sinh của thú cưng, hồ sơ vắc xin, thông tin chủ sở hữu…

Đăng ngày: 20/08/2022
Tại sao sắt chìm trong nước nhưng lại nổi khi được thả vào thủy ngân?

Tại sao sắt chìm trong nước nhưng lại nổi khi được thả vào thủy ngân?

Khi bạn thả một chiếc đe sắt siêu nặng xuống một bể thủy ngân, điều kỳ lạ sẽ xảy ra, đó chính là chiếc đe sắt không thể chìm xuống dưới đáy và đây là một hiện tượng khoa học thuần túy khá thú vị.

Đăng ngày: 19/08/2022
Vì sao xoài, mít rải khắp phố phường nhưng người Trung Quốc không ai dám ăn?

Vì sao xoài, mít rải khắp phố phường nhưng người Trung Quốc không ai dám ăn?

Còn gì khó chịu hơn khi nhìn hàng loạt cây ăn trái chín vàng đẹp mắt ngay trên đầu nhưng bạn lại chẳng thể hái ăn.

Đăng ngày: 19/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News