Máy bay Airbus đâm xuống đất sau 64 ngày bay liên tục

Zephyr, máy bay không người lái hoạt động bằng năng lượng mặt trời của Airbus, đâm xuống Arizona hôm 19/8 sau hai tháng bay trên không trung.

Máy bay Airbus đâm xuống đất sau 64 ngày bay liên tục
Zephyr kết thúc chuỗi ngày bay liên tục ở Arizona. (Ảnh: Airbus)

Theo Simple Flying, Airbus thử nghiệm các phiên bản của máy bay Zephyr trong nhiều năm qua. Phiên bản mới nhất của máy bay Zephyr suýt phá vỡ kỷ lục bay lâu nhất thuộc về một chiếc Cessna 172 Skyhawk cách đây 63 năm. Với tên gọi chuyến bay Hacienda, máy bay Cessna đã ở trên không trung 64 ngày 22 giờ. Dù không có người lái, Zephyr cũng có thể vượt qua kỷ lục này. Tuy nhiên, chuyến bay gặp sự cố hôm 19/8. Simple Flying theo dõi dữ liệu công khai về chuyến bay từ cơ sở dữ liệu ADS-B Exchange.

Bay với số hiệu ZULU82, Zephyr ở độ cao 13 - 15km hôm 19/8 phía trên sa mạc Arizona. Phương tiện gặp trục trặc sau khi hoàn thành diễn tập bay theo hình chữ S ở tốc độ 93 - 111km/h và bắt đầu rơi nhanh chóng. Có thời điểm, tốc độ rơi của chiếc máy bay vượt quá 1,38km/phút. Dù Airbus chưa tìm thấy xác máy bay, phương tiện nhiều khả năng bị hư hỏng nặng. Đội ngũ của Airbus đang kiểm tra hơn 1.500 giờ dữ liệu của Zephyr ở tầng bình lưu để lên kế hoạch nhiệm vụ tiếp theo.

Với dòng máy bay Zephyr, Airbus sử dụng dạng năng lượng tái tạo dồi dào nhất là quang năng để cung cấp điện cho các chuyến bay dài. Zephyr không phải là máy bay thương mại dùng để chở người qua quãng đường dài. Thay vào đó, phương tiện chuyên bay ở tầng bình lưu tại độ cao 21km, gần gấp đôi máy bay phản lực thông thường.

Mẫu máy bay có sải cánh 25m nhưng nặng chưa tới 75kg. Theo Airbus, Zephyr có thể dùng để chụp ảnh hoặc chở radar hay hệ thống nhận dạng tự động cho quân đội, viện nghiên cứu hoặc thương mại. Ở độ cao lớn nhất, Zephyr có thể cung cấp độ phủ sóng tương đương 250 tháp di động, giúp cải thiện kết nối với những vùng hẻo lánh nhất trên thế giới. Do hoạt động bằng năng lượng mặt trời, phương tiện có thể ở trên không trung trong thời gian dài. Trước đây, Airbus đã thử bay Zephyr liên tục hơn hai tuần trong nhiều đợt. Lần này, Zephyr cán mốc 64 ngày trước khi rơi xuống đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Glycerine và những công dụng kỳ diệu trong đời sống

Glycerine và những công dụng kỳ diệu trong đời sống

Glycerine lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1779 bởi Carl Wilhelm Scheele, một nhà hóa học đến từ Thụy Điển.

Đăng ngày: 23/08/2022
Top 6 con sông cạn khô trên Trái đất nhìn từ vũ trụ

Top 6 con sông cạn khô trên Trái đất nhìn từ vũ trụ

Hãng tin CNN (Mỹ) công bố những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy 6 con sông trên thế giới đang cạn khô vì thời tiết cực đoan.

Đăng ngày: 22/08/2022
Có thực tổ tiên của người Maya là người ngoài hành tinh?

Có thực tổ tiên của người Maya là người ngoài hành tinh?

Nền văn minh Maya là một trong những nền văn minh lâu đời nhất và bí ẩn trên thế giới, xuất phát từ một tộc người đầy trí tuệ. Nền văn minh Maya phân bố ở các khu rừng rậm Trung Mỹ được sinh ra trong rừng nhiệt đới.

Đăng ngày: 22/08/2022
Đây mới là sự thật về

Đây mới là sự thật về "thủ phạm" đã đâm chìm tàu Titanic, gây ra thảm họa hàng hải nổi tiếng nhất lịch sử

Tàu Titanic bị chìm vào khoảng 2:20 sáng ngày 15/4/1912, sau khi va phải một tảng băng trôi ở Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 22/08/2022
Gương có màu gì? 99% mọi người đều hiểu sai!

Gương có màu gì? 99% mọi người đều hiểu sai!

Một số người có thể nghĩ rằng gương không có màu sắc hoặc nó là màu của bất cứ thứ gì bạn soi vào nó.

Đăng ngày: 22/08/2022
Máy dò săn vật chất tối ở độ sâu 1 km

Máy dò săn vật chất tối ở độ sâu 1 km

Máy dò vật chất tối đầu tiên ở Nam bán cầu chính thức đi vào hoạt động hôm 19/8.

Đăng ngày: 21/08/2022
Infographic: 10 quốc gia tiêu thụ nhiều mì gói nhất năm 2021

Infographic: 10 quốc gia tiêu thụ nhiều mì gói nhất năm 2021

Theo số liệu của WINA (Hiệp hội mì ăn liền thế giới) thì Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều thứ 3 thế giới trong năm 2021.

Đăng ngày: 21/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News