Tại sao ngực của nam giới cũng có... núm?
Phụ nữ có là để cho con bú. Nhưng còn nam giới, mục đích của cái núm ấy là gì?
Trong hàng thế kỷ, con người đã phải đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: "Núm vú của nam giới dùng để làm gì?"
Không chỉ ở người, mà con đực ở nhiều loài động vật khác cũng vậy. Nếu là nữ, có thể hiểu đó là công cụ quan trọng để thực hiện thiên chức làm mẹ. Nhưng với đàn ông và các con đực thì lời giải đó có vẻ không được đúng cho lắm.
Không chỉ con người, các loài động vật khác cũng vậy.
"Tôi đã nhận được hàng tá câu hỏi về việc tại sao quá trình tiến hóa có thể để lại một thứ vô dụng đến thế" - trích lời nhà sinh vật học tiến hóa Stephen Jay Gould trong tạp chí khoa học năm 1993.
Nhìn chung thì về cơ bản, đàn ông không có sữa và không phải cho con bú - không tính đến các trường hợp bị rối loạn hormone. Nhưng nếu vậy thì rốt cục, sự tồn tại của 2 cái núm ấy là để làm gì?
Không hẳn là lỗi của sự tiến hóa
Để trả lời ngắn gọn, núm vú của nam giới chưa chắc đã là sản phẩm của quá trình tiến hóa mà là dấu tích của phôi thai.
Dường như, núm là thứ mà tạo hóa có vẻ như đã quá "lười biếng" để bỏ nó đi, hoặc thậm chí là không thể làm được điều đó.
"Núm là thứ vẫn tồn tại trong quá trình hình thành phôi của các loài động vật" - Gould cho biết.
Theo Gould, bất kể nam nữ, đực hay cái, tất cả đều giống nhau khi còn là phôi thai. Nhưng khi nhiễm sắc thể (NST) XX và hoặc XY bắt đầu tác động, chúng sẽ hình thành gene SRY trong vài tuần đầu tiên. Gene này có vai trò kích hoạt các gene khác, giúp phôi thai phát triển theo một trong 2 hướng: nam hoặc nữ.
Khi còn là phôi, chúng ta đã có tuyến vú
Vấn đề ở đây là tuyến vú phát triển từ rất sớm, trước cả khi SRY xuất hiện. Vậy nên, trước khi phôi trở thành bào thai nam hay nữ, tất cả chúng ta đã có 2 núm ngực rồi.
Quan trọng hơn, việc có núm vú không phải là gánh nặng dành cho nam giới. Gould cho biết, nhiều khả năng quá trình tiến hóa đã để mặc mà chẳng cần bận tâm hình thành cơ chế loại bỏ nó đi.
Tóm lại, tiến hóa là một quá trình tương đối phức tạp và rắc rối, nhưng tựu chung mục đích là để phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Một tính trạng nếu không đem lại gánh nặng thì dù có thừa thãi cũng sẽ không bị loại bỏ.

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc
Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết
Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán
Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.
