Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Những món ăn sống là một nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Khi đặt chân tới quốc gia này, có thể thấy ở khắp mọi nơi từ nhà hàng cho đến các quầy bán đồ ăn nhẹ trên đường phố, nguyên liệu sống giúp người Nhật tạo nên những món ngon nổi tiếng thế giới như sashimi, sushi, tekkadon…. Trong đó, cá sống là nguyên liệu thơm ngon được người dân xứ Phù Tang sử dụng nhiều hơn cả.

Ở Nhật Bản, cá sống là một món ăn chính trong ẩm thực của quốc gia. Mặc dù có vẻ lạ đối với một số người phương Tây, nhưng ăn cá sống đã là một phần của văn hóa Nhật Bản trong nhiều thế kỷ.

Tại sao người Nhật thích ăn cá sống?

Vốn là một quốc đảo được bao quanh bởi biển cả và có dòng hải lưu thay đổi trong năm, Nhật Bản có nguồn hải sản vô cùng phong phú và đa dạng. Theo thống kê, mỗi người dân Nhật ăn cá nhiều gấp 5 lần so với nước khác.

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?
Mỗi người dân Nhật ăn cá nhiều gấp 5 lần so với nước khác.

Lịch sử đằng sau việc tiêu thụ cá sống bắt nguồn từ thế kỷ thứ 8, khi ngư dân đánh bắt hải sản hàng ngày sau đó chế biến trên thuyền trước khi trở về nhà. Phương pháp này cho phép họ thưởng thức sự tươi ngon mà không cần thêm bất kỳ chất bảo quản hay kỹ thuật nấu nướng nào có thể làm thay đổi hương vị hoặc giá trị dinh dưỡng của nó.

Theo thời gian, cách làm này đã phát triển thành món mà ngày nay chúng ta gọi là sushi - cơm kết hợp với những miếng hải sản tươi mới đánh bắt được bọc trong các tấm rong biển.

Cá sống được đánh giá là bổ dưỡng, tốt cho tiêu hóa và thơm ngon hơn khi ăn tươi. Ngoài ra, loại thực phẩm sống này còn chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe do sự hiện diện của axit béo omega-3 thiết yếu và các chất dinh dưỡng khác. Ăn cá sống có thể giúp giảm viêm khắp cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch và thậm chí giảm mức độ căng thẳng.

Ngoài ra, so với thực phẩm nấu chín, có thể mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng trong quá trình nấu nướng, người Nhật chọn ăn thực phẩm sống để có thể giữ nguyên vẹn chất dinh dưỡng và hương vị.

Không chỉ có nguồn dinh dưỡng dồi dào, hương vị thơm ngon nguyên bản của cá sống cũng chính là một lời giải thích cho lý do tại sao người Nhật thích ăn cá sống. Hải sản sống thường có hương vị nhẹ hơn so với các loại đã nấu chín, là món ăn lý tưởng cho những người không thích ăn đậm vị. Ăn cá sống không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn cho phép chúng ta thưởng thức được món quà từ thiên nhiên ban tặng.

Bí quyết ăn cá sống an toàn của người Nhật

Dù là thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng nhưng việc ăn bất kỳ loại hải sản sống nào cũng sẽ tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe. Bởi chúng có thể bị nhiễm kim loại nặng, các ký sinh trùng hoặc vi khuẩn có hại như salmonella, hoặc E. coli. Do đó, để hạn chế chất độc trong cá biển, người dân Nhật Bản đã có những phương pháp vô cùng đặc biệt để giúp ăn cá sống an toàn hơn.

Đầu tiên, cá được sử dụng để tạo ra các món như sushi, sashimi thường được chọn lọc rất kỹ lưỡng. Người Nhật thường chọn loại hải sản được đánh bắt tại các vùng duyên hải, bởi cá ở đây ngon, đậm chất dinh dưỡng. Các loại cá này đều phải đảm bảo độ tươi tối đa và được bảo quản ở dạng đông lạnh. Bằng cách này, vi khuẩn và ký sinh trùng không thể sống và phát triển.

Hầu hết các cửa hàng tạp hóa giữ hải sản của họ trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 33°F (1°C) đến 41°F (5°C), thì các đầu bếp chuyên nghiệp tại các nhà hàng sushi ngon lại duy trì nhiệt độ thấp hơn nhiều, gần 28°F (-2°C).

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?
Cá được sử dụng để tạo ra các món như sushi, sashimi thường được chọn lọc rất kỹ lưỡng.

Tiếp theo, các phương pháp chế biến truyền thống của Nhật Bản cũng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe đến từ việc ăn cá sống. Ví dụ, các đầu bếp có thể xử lý một số loại cá hồi bằng một loại giấm đặc biệt được gọi là “su” trong quá trình chuẩn bị thực phẩm - quá trình này sẽ tiêu diệt các vi sinh vật gây hại như listeria monocytogenes thường được tìm thấy trên các sản phẩm cá hồi nuôi nhập khẩu từ nước ngoài.

Ngoài ra, các món như sushi hoặc sashimi khi ăn sẽ được người Nhật khéo léo kết hợp chấm với nước tương và mù tạt. Sự kết hợp này giúp tăng hương vị cho món ăn. Đồng thời, 2 loại gia vị này còn có tính khử độc cao, giúp ức chế, làm giảm tích tụ các vi khuẩn, kim loại nặng và các loại ký sinh trùng. Các loại nước chấm như xì dầu, tương, gừng hay một số loại rau như tía tô, bạc hà cũng được người Nhật dùng ăn kèm giúp hỗ trợ diệt khuẩn có hại và các loại ký sinh trùng thường có trong hải sản tươi sống.

Nhờ những bí quyết này, những món ăn tươi sống của người Nhật không những thêm phần tươi ngon mà vẫn đảm bảo được an toàn với sức khỏe con người.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao Marie Curie được chôn cất trong quan tài lót chì?

Tại sao Marie Curie được chôn cất trong quan tài lót chì?

Marie Curie qua đời do bệnh thiếu máu bất sản vì làm việc với phóng xạ và quan tài của bà sau này được công nhân khai quật phát hiện bên trong là lớp lót chì dày 2,5 mm.

Đăng ngày: 26/05/2023
Gấu trúc khổng lồ có vẻ ngoài rất dễ thương, tại sao người xưa không thuần hóa làm thú cưng?

Gấu trúc khổng lồ có vẻ ngoài rất dễ thương, tại sao người xưa không thuần hóa làm thú cưng?

Gấu trúc khổng lồ hiện được coi là bảo vật quốc gia ở Trung Quốc, với thân hình mũm mĩm, đôi mắt to tròn và biểu cảm ngây thơ, nó đã chinh phục trái tim của người dân trên toàn thế giới.

Đăng ngày: 26/05/2023
Vì sao giun đầu búa luôn bị coi là nỗi kinh hoàng tại nhiều quốc gia?

Vì sao giun đầu búa luôn bị coi là nỗi kinh hoàng tại nhiều quốc gia?

Giun đầu búa là một trong những sinh vật kỳ lạ và nó đã nhận được rất nhiều sự chú ý của thế giới trong những năm gần đây.

Đăng ngày: 26/05/2023
Tại sao đồ ăn của Ấn Độ chủ yếu là ở dạng sệt?

Tại sao đồ ăn của Ấn Độ chủ yếu là ở dạng sệt?

Người Ấn Độ đặc biệt thích chế biến các loại thực phẩm và gia vị thành dạng sệt, vì vậy khi nhắc đến đồ ăn Ấn Độ, người ta nghĩ ngay đến các loại bột nhão. Vậy tại sao người Ấn Độ thích ăn đồ ăn dạng sệt?

Đăng ngày: 25/05/2023
Tại sao “thành phố nổi” Venice gần 2.000 năm vẫn đứng vững dù xây bằng nền gỗ?

Tại sao “thành phố nổi” Venice gần 2.000 năm vẫn đứng vững dù xây bằng nền gỗ?

Nhờ thành phần bí ẩn, những ngôi nhà ở Venice dù nằm trên sàn gỗ có cọc cắm sâu vào nền nhưng vẫn tồn tại hơn nghìn năm.

Đăng ngày: 24/05/2023
Vì sao Rjukan được mệnh danh là

Vì sao Rjukan được mệnh danh là "thị trấn không có Mặt trời"?

Rjukan là một thị trấn nhỏ của Na Uy, ánh nắng tại đây luôn được coi là một điều xa xỉ vì những cư dân tại đây không thể nhìn thấy chúng suốt từ tháng 9 đến giữa tháng 3 năm sau.

Đăng ngày: 24/05/2023
Tại sao thuốc điều trị ngộ độc botulinum lại khan hiếm?

Tại sao thuốc điều trị ngộ độc botulinum lại khan hiếm?

Không chỉ đắt đỏ, BAT (Botulinum antitoxin heptavalent), loại thuốc điều trị ngộ độc botulinum còn trở nên khan hiếm bởi nhiều lý do khác nhau.

Đăng ngày: 23/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News