Tại sao Nhật Bản quyết định sử dụng "thẻ căn cước" cho thú cưng?

Nhật Bản đã đưa ra quyết định gắn chip cho thú cưng để làm "thẻ căn cước". Con chip dài 1cm có thể lưu trữ ngày sinh của thú cưng, hồ sơ vắc xin, thông tin chủ sở hữu…

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng về việc nuôi thú cưng. Theo thống kê của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, tính đến tháng 4 năm 2021, số lượng trẻ em ở Nhật Bản là khoảng 14,93 triệu trẻ em, và theo số liệu của Hiệp hội Thức ăn Vật nuôi Nhật Bản, quốc gia này có hơn 16 triệu con mèo và chó cưng vào năm 2021, tức là ở đất nước này số lượng chó và mèo nuôi nhiều hơn cả trẻ em. Mặc dù tỷ lệ sinh ở các nước phát triển đang giảm hàng năm, nhưng một số liệu như vậy cũng đủ để phản ánh tình yêu dành cho thú cưng của người Nhật.

Nhưng tương ứng với số lượng thú cưng khổng lồ thì quốc gia này cũng có tỷ lệ bỏ rơi thú cưng tương đối lớn. Ở Nhật Bản thường xuyên xảy ra tình trạng một loại thú cưng nào đó đột nhiên trở nên phổ biến trong một thời gian ngắn thông qua sự quảng bá của phim ảnh, âm nhạc, game... nhưng thực tế việc nuôi chúng không dễ dàng như vậy.

Tại sao Nhật Bản quyết định sử dụng thẻ căn cước cho thú cưng?
Vào năm 1999, Pháp đã quy định rằng một con chip hoặc hình xăm phải được cấy vào những con chó lớn hơn 4 tháng tuổi để cung cấp khả năng nhận dạng.

Việc nuôi thú cưng đòi hỏi rất nhiều sức lực, thời gian và chăm sóc y tế, cũng như chế độ ăn uống đặc biệt bởi vậy chi phí để nuôi thú cưng là không hề nhỏ, do đó, xác suất bỏ rơi thú cưng ở Nhật Bản cũng cực kỳ cao.

Đối mặt với chi phí nuôi thú cưng quá cao, nhiều người chọn cách từ bỏ chúng. Theo thống kê của Bộ Môi trường Nhật Bản vào năm 2020, có khoảng 72.000 chó mèo cưng bị thất lạc hoặc bị bỏ rơi, nhưng 72.000 con này chỉ là con số được thống kê tại các trạm cứu hộ động vật. Và thực tế vẫn còn khoảng 24.000 con chó mèo đang lang thang không người quản lý.

Tại sao Nhật Bản quyết định sử dụng thẻ căn cước cho thú cưng?
Ngoài ra việc cấy chip vào cơ thể của vật nuôi không phải là một điều hiến trên thế giới, ngay cả ở Việt Nam cũng vậy, đối với những chú chó hoặc mèo được nhập khẩu từ nước ngoài, hầu hết trong cơ thể của chúng đều được gắn chíp hoặc xăm tai mới mã số riêng biệt, mã số này tương tự như dãy số nhận dạng trên thẻ căn cước công dân.

Trước tình hình đó, để giảm bớt thiệt hại cho môi trường tự nhiên do động vật đi lạc gây ra, vào tháng 6 năm 2020, Nhật Bản đã tăng cường thêm “Luật bảo vệ động vật”, và tăng mức án tối đa đối với tội giết hại động vật mà không có lý do chính đáng - phạt tù từ 2 năm đến 5 năm, đi kèm với đó là khoản tiền phạt từ 2 triệu đến 5 triệu yên. Khi tình trạng ngược đãi động vật bị phát hiện, chủ nuôi sẽ bị phạt 1 triệu yên và bản án mà họ phải nhận sẽ lên đến một năm tù tùy trường hợp. Mặc dù có những hình phạt tương ứng nhưng số lượng các trường hợp thú cưng bị bỏ rơi và lạm dụng ở Nhật Bản vẫn chưa được kiểm soát.

Tại sao Nhật Bản quyết định sử dụng thẻ căn cước cho thú cưng?
Để tránh tình trạng thú cưng thất lạc, Nhật quy định phải cấy vi mạch cho chó mèo.

Để giảm tình trạng bỏ rơi và tránh cho thú cưng bị thất lạc, Nhật Bản quy định bắt đầu từ ngày 1/6/2022, các ngành liên quan đến thú cưng bắt buộc phải cấy vi mạch cho chó mèo khi bán thú cưng, đồng thời tích hợp thông tin liên quan đến thú cưng cũng sẽ được cập nhật sau khi bán.

Việc đăng ký và cập nhật thông tin sẽ diễn ra trong vòng vài ngày, bao gồm ngày sinh, giống, hồ sơ vắc xin và thông tin chủ sở hữu của vật nuôi.

Tại sao Nhật Bản quyết định sử dụng thẻ căn cước cho thú cưng?
Khi thất lạc, người ta có thể tìm thấy thông tin của chúng bằng cách quét thông tin chip.

Khi thú cưng bị mất, và được trung tâm cứu hộ tìm thấy, họ có thể tìm thấy thông tin của chúng bằng cách quét thông tin chip. Những người ủng hộ tin rằng vi mạch có thể ngăn vật nuôi bị lạc và chúng có thể được trả về đúng chủ nếu bị mất và cũng có thể ngăn chặn việc bỏ rơi một cách hiệu quả, nhưng những người phản đối cho rằng việc cấy vi mạch lên vật nuôi là quá tàn nhẫn và có thể gây ra những tổn hại nhất định đối với thú cưng của họ.

Trên thực tế, việc cấy chip vào vật nuôi không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chúng, việc cấy chip được diễn ra rất đơn giản, giống như việc bạn mang thú cưng của mình đi tiêm vắc xin. Quá trình này có thể được thực hiện bằng ống tiêm, bề mặt chip có một lớp phủ sinh học nên sẽ không dẫn đến nhiễm trùng hoặc đào thải. Tuổi thọ của chip cũng rất dài, về cơ bản từ 18 đến 20 năm, và về cơ bản, đối với hầu hết vật nuôi, một con chip là đủ dùng cả đời. Vào năm 1999, Pháp đã quy định rằng một con chip hoặc hình xăm phải được cấy vào những con chó lớn hơn 4 tháng tuổi để cung cấp khả năng nhận dạng.

Tại sao Nhật Bản quyết định sử dụng thẻ căn cước cho thú cưng?
Việc cấy chip vào vật nuôi không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chúng.

Ngoài ra việc cấy chip vào cơ thể của vật nuôi không phải là một điều hiến trên thế giới, ngay cả ở Việt Nam cũng vậy, đối với những chú chó hoặc mèo được nhập khẩu từ nước ngoài, hầu hết trong cơ thể của chúng đều được gắn chíp hoặc xăm tai mới mã số riêng biệt, mã số này tương tự như dãy số nhận dạng trên thẻ căn cước công dân. Ngoài ra đối với những chú chó được mang đi thi và công nhận giống, sau khi được công nhận thành công, chúng cũng sẽ được cấy chip và sau gáy với mã nhận dạng tương đồng với mã trên giấy chứng nhận giống, thậm chí từ tờ giấy này, người ta có thể tra được ra thông tin của cả chó bố, mẹ, ông bà của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao sắt chìm trong nước nhưng lại nổi khi được thả vào thủy ngân?

Tại sao sắt chìm trong nước nhưng lại nổi khi được thả vào thủy ngân?

Khi bạn thả một chiếc đe sắt siêu nặng xuống một bể thủy ngân, điều kỳ lạ sẽ xảy ra, đó chính là chiếc đe sắt không thể chìm xuống dưới đáy và đây là một hiện tượng khoa học thuần túy khá thú vị.

Đăng ngày: 19/08/2022
Vì sao xoài, mít rải khắp phố phường nhưng người Trung Quốc không ai dám ăn?

Vì sao xoài, mít rải khắp phố phường nhưng người Trung Quốc không ai dám ăn?

Còn gì khó chịu hơn khi nhìn hàng loạt cây ăn trái chín vàng đẹp mắt ngay trên đầu nhưng bạn lại chẳng thể hái ăn.

Đăng ngày: 19/08/2022
Vì sao vùng nhiệt đới lại có đa dạng sinh học cao đến vậy?

Vì sao vùng nhiệt đới lại có đa dạng sinh học cao đến vậy?

Vùng nhiệt đới rõ ràng là có đa dạng sinh học lớn hơn ôn đới và hàn đới, nhưng việc giải thích nguyên do thì không hề dễ dàng.

Đăng ngày: 18/08/2022
Vì sao châu Âu lại có một loại tiền giấy tưởng như “vô dụng”: Tờ 0 Euro, thậm chí còn mất chi phí để mua?

Vì sao châu Âu lại có một loại tiền giấy tưởng như “vô dụng”: Tờ 0 Euro, thậm chí còn mất chi phí để mua?

Tờ tiền giấy có giá trị bằng 0 có lẽ là độc nhất tại Liên minh Châu Âu. Về đặc điểm an ninh nhằm chống tiền giả, nó y hệt như những tờ tiền có mệnh giá “thực tế” khác.

Đăng ngày: 18/08/2022
Tại sao bệnh bại liệt trỗi dậy ở nhiều quốc gia?

Tại sao bệnh bại liệt trỗi dậy ở nhiều quốc gia?

Virus bại liệt tái bùng phát ở Mỹ, Anh, Isarel... do chương trình tiêm chủng bị trì hoãn sau hai năm đại dịch, thái độ e ngại của người dân đối với vaccine.

Đăng ngày: 17/08/2022
Tại sao các hành tinh lại bị treo lơ lửng trong vũ trụ?

Tại sao các hành tinh lại bị treo lơ lửng trong vũ trụ?

Có lẽ nhiều người khi còn trẻ đã nhìn lên bầu trời và nhìn thấy những ngôi sao sáng lấp lánh, họ nghĩ: Liệu một ngày nào đó họ có rơi xuống không? Điều gì sẽ xảy ra nếu nó rơi và chạm vào Trái đất?

Đăng ngày: 15/08/2022
Vì sao máu màu đỏ, nhưng tĩnh mạch có màu xanh?

Vì sao máu màu đỏ, nhưng tĩnh mạch có màu xanh?

Nhiều người cho rằng máu giàu oxy có màu đỏ, máu nghèo oxy màu xanh lam, nên tĩnh mạch thường có màu xanh tím. Tuy nhiên quan niệm này liệu có đúng?

Đăng ngày: 10/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News