Tại sao nhiều người sau đột quỵ bỗng nói tiếng nước ngoài?

Làm thế nào ngôn ngữ của chúng ta có thể thay đổi sau một cơn đột quỵ, đó là câu hỏi của nhiều nhà nghiên cứu.

GS Anja Lowit, chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ học và trị liệu ngôn ngữ của ĐH Strathclyde, TP Glasgow – Anh phân tích: "Đột quỵ xảy ra khi một vùng nhất định của não không còn được cung cấp máu. Tuy nhiên, những thay đổi trong lời nói không chỉ xảy ra sau đột quỵ mà còn nhiều tình huống khác liên quan đến hoạt động của não".


Sau đột qụy hầu hết mọi người vẫn có thể nói tất cả các ngôn ngữ mà họ có sử dụng ít nhiều. (Ảnh: DW).

Sau một chấn thương ở đầu trong một trận bóng đá và hôn mê ngắn, một sinh viên Mỹ đã hồi tỉnh nhưng chỉ nói tiếng Tây Ban Nha.

Một phụ nữ người Anh, sau khi bị đau nửa đầu nghiêm trọng, có giọng Pháp và một bệnh nhân khác phát triển giọng nước ngoài mơ hồ sau cơn phản ứng với thuốc tiêm chủng.

Theo GS Lowit, sau đột qụy hầu hết mọi người vẫn có thể nói tất cả các ngôn ngữ mà họ có sử dụng ít nhiều nhưng một số trường hợp có thể bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau và thường đây chỉ là hiện tượng tạm thời.

Nói một cách đơn giản, người sau một cơn đột quỵ não sẽ không còn đủ năng lượng để xây dựng tất cả các kết nối trước đó cùng một lúc và với cùng tốc độ. Lúc đó tùy thuộc vào những gì mà bộ não nhận được một trong số ngôn ngữ đã sử dụng có thể dễ dàng xuất hiện hơn. GS Lowit giải thích thêm: "Sau đột quỵ, một số vùng não nhất định đã chết nhưng tùy thuộc vào độ tuổi, não có thể sử dụng các vùng khác để đảm nhận các nhiệm vụ của vùng não chết".

"Rối loạn ngôn ngữ ở tuổi già có thể xảy ra ở một số dạng như sa sút trí tuệ, suy giảm khả năng tìm từ, ngữ pháp và phát âm chính xác của não. Hiện tượng này khác với sau một cơn đột quỵ ở đó sự mất mát ban đầu của các vùng não rất quyết liệt và sau đó khả năng sẽ được cải thiện trở lại nếu được hỗ trợ bằng trị liệu" - GS Lowit nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News