Tại sao nhiều trẻ liên tục ốm sốt sau đại dịch?

Chuyên gia cho rằng tình trạng "nợ miễn dịch" trong thời gian giãn cách khiến hệ đề kháng của trẻ không được tập luyện, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn khi xã hội mở cửa trở lại.

Ngày 17/11, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội, cho biết "nợ miễn dịch" là hiện tượng xảy ra do con người không tiếp xúc với vi khuẩn và virus thường xuyên.

Cụ thể, ở trẻ em, miễn dịch tự nhiên hình thành sau khi tiếp xúc với virus, vi khuẩn, song khả năng này đã bị hạn chế, thậm chí dừng lại khi đại dịch bùng phát. Điều này khiến trẻ gặp phải tình trạng nợ miễn dịch hoặc thiếu kích thích miễn dịch do tiếp xúc giảm sút.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia phân tích trẻ em nhiễm bệnh nhiều nhất vào năm hai tuổi. Đây là thời điểm hệ miễn dịch được huấn luyện, tiếp xúc với nhiều virus để trở nên mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, sau hai năm giãn cách xã hội, có rất nhiều trẻ chưa từng nhiễm bệnh.

Mặt khác, các biện pháp hạn chế thời kỳ Covid-19 cũng vô tình làm giảm đáng kể sự lây lan của các bệnh đường hô hấp, khiến hệ miễn dịch yếu hơn. Ngoài ra, trẻ mắc Covid-19 (có triệu chứng hoặc không) thì đáp ứng miễn dịch của các em cũng bị ảnh hưởng, khiến tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn khi mắc bệnh.

Ngoài yếu tố khiếm khuyết miễn dịch, thời tiết thay đổi, không khí ẩm, nóng lạnh thất thường tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn lây lan, khiến nhiều trẻ liên tục ốm.

Ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội, nhiều dịch bệnh đang bùng phát đồng thời, khiến các cơ sở y tế tuyến cuối quá tải. Như Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận hơn 3.000 ca mắc Adenovirus từ đầu năm đến nay, trong đó 9 trẻ tử vong, gồm cả trường hợp không tiền sử bệnh nền. Số ca mắc và tử vong đều tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ 2021.

Tương tự, hồi tháng 10, các bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn phải túc trực 24/24h, có đêm cấp cứu tới 20 trẻ. Bệnh viện đa khoa Đức Giang tiếp nhận hơn 1.500 trẻ đến khám và điều trị, trước đây chỉ khoảng 1.000 em một ngày.

Còn miền Nam ghi nhận bệnh hô hấp gia tăng do đang ở cuối mùa mưa. Ví dụ, Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 1.500 đến 2.000 trẻ mắc các bệnh hô hấp đến thăm khám mỗi ngày, từ đầu tháng 9 đến nay.


Gần đây, số trẻ mắc bệnh truyền nhiễm tăng nhanh, các bệnh viện luôn quá tải và kín giường. (Ảnh: Thùy An).

Dù số ca tăng nhanh, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM, nói mọi người không nên quá lo lắng do hầu hết bệnh hô hấp sẽ tự khỏi. Còn PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế cộng đồng, Đại học Y Dược TP HCM khuyến nghị người bệnh chỉ cần hạ sốt, giảm đau bằng thuốc, uống đủ nước (nước lọc, nước trái cây, nước có chất điện giải) và không cần truyền dịch.

"Bệnh có nguy cơ chuyển biến nặng ở nhóm người già, người suy giảm miễn dịch, mắc bệnh nền, trẻ nhỏ... nên tuyệt đối không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang", phó giáo sư nói.

Một chuyên gia y tế cho rằng nếu có nhiều người nhiễm bệnh hơn trong những tháng tới, mùa cúm bùng phát lớn, các khoản "nợ miễn dịch" sẽ được trả hết.

Để tăng miễn dịch, chuyên gia khuyến cáo phụ huynh tăng cường bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và kẽm vào khẩu phần ăn của trẻ. Tăng cường thực phẩm giàu đạm từ thịt, cá, trứng; ngũ cốc nguyên hạt; sản phẩm từ sữa ít béo; rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C. Nếu trẻ mệt, biếng ăn, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 lần trong ngày giúp dễ ăn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Thường xuyên vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; rửa tay với xà phòng bằng nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối. Ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

Trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, có thể sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol, liều lượng tính theo cân nặng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, truyền dịch... tại nhà.

Trẻ không ăn uống được hoặc không bú sữa, khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực, sốt cao từ hai đến 5 ngày, uống thuốc hạ sốt không đỡ, cần đưa ngay đến viện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News