Tại sao nước ướt, còn lửa thì nóng?

Đây có thể là một câu hỏi ngớ ngẩn nhưng tại sao nước ướt? Tất cả các giải đáp trước đây về nước không giải thích lý do tại sao nước ướt. Chúng ta chỉ hiểu đơn giản rằng nước đương nhiên là ướt.

Tương tự như vậy, chúng ta cũng hiển nhiên biết rằng lửa tạo ra nhiệt. Nhưng điều gì làm cho lửa nóng?

Theo giải đáp trên website Đại học University of California, Santa Barbara (UCSB), là một chất lỏng, nước không tự ướt, nhưng có thể làm cho các vật liệu rắn khác bị ướt.

Độ ẩm là khả năng của chất lỏng bám vào bề mặt vật rắn, vì vậy khi chúng ta nói rằng một thứ gì đó ẩm ướt thì có nghĩa là chất lỏng dính vào bề mặt vật liệu.

Việc một vật thể ướt hay khô phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lực dính và lực liên kết. Có thể hiểu nôm na lực liên kết là hai thứ giống nhau dính vào nhau, còn lực dính là hai thứ khác nhau dính vào nhau.


Nước không tự ướt nhưng có thể làm cho các vật liệu rắn khác bị ướt.

Lực liên kết là lực hấp dẫn trong chất lỏng khiến cho các phân tử trong chất lỏng "thích" dính lại với nhau. Lực liên kết cũng liên quan đến sức căng bề mặt. Nếu các lực liên kết rất mạnh, thì khoảng cách các phân tử của chất lỏng cực gần và chúng sẽ không lan nhiều ra trên bề mặt của một vật thể.

Ngược lại, lực dính là lực hấp dẫn giữa chất lỏng và bề mặt vật liệu. Nếu lực dính mạnh, chất lỏng sẽ cố gắng và lan ra bề mặt càng nhiều càng tốt. Vì vậy, bề mặt ướt như thế nào phụ thuộc vào sự cân bằng giữa hai lực này. Nếu lực dính (chất lỏng-rắn) lớn hơn lực liên kết (chất lỏng-lỏng), chúng ta nói rằng vật liệu bị ướt và chất lỏng có xu hướng lan ra ngoài để tối đa hóa sự tiếp xúc với bề mặt. Mặt khác, nếu lực dính (chất lỏng-rắn) nhỏ hơn lực liên kết (chất lỏng-lỏng), chúng ta nói rằng vật liệu này khô và chất lỏng có xu hướng kết hạt thành một giọt hình cầu và cố gắng giảm thiểu tiếp xúc với bề mặt.

Nước thực sự có lực liên kết khá cao do liên kết hydro, và do đó nó làm ướt bề mặt không tốt bằng một số chất lỏng như acetone hoặc rượu. Tuy nhiên, nước làm ướt một số bề mặt nhất định như thủy tinh chẳng hạn. Thêm chất tẩy rửa vào nước có thể làm cho nước làm ướt tốt hơn do lực liên kết của nó giảm đi. Các vật liệu chống nước như vải Gore-tex được làm từ vật liệu kỵ nước (không thấm nước) và do đó lực liên kết trong nước (lỏng-lỏng) mạnh hơn nhiều so với lực dính (rắn-lỏng) và nước có xu hướng kết hạt ở bên ngoài của vật liệu và làm nó luôn khô ráo.

Đó cũng chính là lý do để giải thích tại sao cũng là chất lỏng, nhưng mức độ làm ướt giữa nước, dầu ăn, sữa… là khác nhau. Và nếu khi con cái hỏi bạn tại sao nước lại ướt thì không nên trả lời cho chúng biết vì nước là chất lỏng. Vì có những chất lỏng không làm ướt như thủy ngân.

Vậy còn tại sao lửa lại nóng?


Lửa nóng vì năng lượng nhiệt (nhiệt) được giải phóng.

Theo trang Thoght.co, lửa nóng vì năng lượng nhiệt (nhiệt) được giải phóng khi liên kết hóa học bị phá vỡ và hình thành trong quá trình đốt cháy. Đốt cháy biến nhiên liệu và oxy thành carbon dioxide và nước. Để phản ứng diễn ra cần thiết phải có năng lượng phá vỡ liên kết trong nhiên liệu và giữa các nguyên tử oxy, nhưng năng lượng được giải phóng nhiều hơn khi các nguyên tử liên kết với nhau thành carbon dioxide và nước.

Nhiên liệu + Oxy + Năng lượng → Carbon Dioxide + Nước + Năng lượng nhiều hơn

Cả ánh sáng và nhiệt đều được giải phóng dưới dạng năng lượng. Ngọn lửa là bằng chứng hữu hình của năng lượng này. Ngọn lửa bao gồm chủ yếu là khí nóng. Than hồng phát sáng vì vật chất đủ nóng để phát ra ánh sáng sợi đốt (giống như đầu đốt bếp), trong khi ngọn lửa phát ra ánh sáng từ các khí bị ion hóa (như bóng đèn huỳnh quang). Ánh sáng lò sưởi là một dấu hiệu rõ ràng của phản ứng đốt cháy, nhưng năng lượng nhiệt (nhiệt) cũng có thể là vô hình.

Tóm lại: Lửa nóng vì năng lượng dự trữ trong nhiên liệu được giải phóng đột ngột. Năng lượng cần thiết để bắt đầu phản ứng hóa học ít hơn nhiều so với năng lượng được giải phóng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News