Tái tạo hình ảnh sâu và chi tiết chưa từng thấy bên trong núi lửa

Các nhà khoa học tại Pháp phát triển một kỹ thuật mới giúp xác định hình ảnh bên trong núi lửa một cách chi tiết và sâu chưa từng thấy, giúp dự báo chính xác hơn về khả năng phun trào.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một kỹ thuật hình ảnh thông minh mới, giúp chúng ta nhìn sâu vào bên trong những núi lửa khổng lồ với độ chi tiết và chiều sâu chưa từng thấy.

Tái tạo hình ảnh sâu và chi tiết chưa từng thấy bên trong núi lửa
Hình ảnh cho thấy bên trong núi lửa và vùng magma bên dưới. (ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SCIENCE ALERT).

Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Viện Vật lý hành tinh Paris (PIGP-Pháp) đã mượn ý tưởng từ hình ảnh y tế và kính hiển vi quang học để đưa ra phương pháp tiếp cận của họ, theo trang Science Alert ngày 30.9 đưa tin.

Đây là một phương pháp mới áp dụng trên kỹ thuật hiện có được gọi là hình ảnh ma trận và giúp khắc phục một số khó khăn khi lập bản đồ núi lửa như không có nhiều cảm biến (đầu thu sóng địa chấn) để ghi lại sóng địa chấn phản xạ qua Trái đất.

Những sóng này có thể được diễn giải để xác định các loại vật liệu và bố cục khác nhau trong lớp vỏ trái đất. Với sự trợ giúp của hình ảnh ma trận, việc diễn giải đó sẽ trở nên dễ dàng hơn đáng kể.

"Sự phun trào của núi lửa đòi hỏi phải theo dõi chính xác áp suất và sự phình to của magma để dự báo tốt hơn. Hiểu được vùng lưu trữ magma sâu là việc rất quan trọng để đánh giá nguy cơ, nhưng việc chụp ảnh các hệ thống này lại là một thách thức", theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Nature.

Để thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chọn núi lửa La Soufrière ở Guadeloupe, vùng hải ngoại của Pháp ở Caribe. Phạm vi phủ sóng do mạng lưới địa chấn kế sử dụng tại địa điểm này được các nhà nghiên cứu mô tả là "thưa thớt".

"Công nghệ hình ảnh ma trận đã giải mã thành công các biến dạng sóng, cho thấy cấu trúc bên trong của núi lửa La Soufrière ở độ sâu tới 10km", theo các nhà nghiên cứu.

Những phát hiện từ nghiên cứu này bao gồm sự hiện diện của nhiều lớp magma phức tạp lưu trữ dưới lòng đất và cách các lớp này kết nối với các cấu trúc địa chất sâu khác.

Dữ liệu bổ sung này đem lại những hiểu biết rõ hơn về những gì đang diễn ra bên trong núi lửa, nghĩa là có thể dự đoán chính xác hơn thời điểm xảy ra một vụ phun trào.

Điều khả quan là không cần thêm cảm biến, vì hình ảnh ma trận có thể hoạt động với dữ liệu đã có. Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng các phương pháp này cũng có thể áp dụng ở các địa điểm khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủ phạm khiến bão Yagi, Helene

Thủ phạm khiến bão Yagi, Helene "hung tàn" chưa từng có

Trước thực trạng các cơn bão ngày càng mạnh lên, giới khoa học kêu gọi mở rộng thang đo Saffir-Simpson thêm cấp độ 6 đối với bão có sức gió trên 308km/h.

Đăng ngày: 04/10/2024
Bão mới Kirk mạnh lên từng ngày,

Bão mới Kirk mạnh lên từng ngày, "khủng khiếp" thế nào mà dự báo mạnh thứ 3 năm 2024?

Bão Helene vừa qua, cơn bão mới có tên Kirk đã mạnh lên thành bão cấp 3 và khả năng trở thành cơn bão lớn thứ 3 trong mùa bão Đại Tây Dương năm nay.

Đăng ngày: 04/10/2024
Trung Quốc phát hiện sông băng dày nhất ở cao nguyên Thanh Tạng

Trung Quốc phát hiện sông băng dày nhất ở cao nguyên Thanh Tạng

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), cánh đồng băng, có độ dày tối đa gần 400m, là một phần của sông băng Purog Kangri ở huyện Tsoyi, Khu tự trị Tây Tạng, Tây Nam Trung Quốc.

Đăng ngày: 03/10/2024
Giải pháp ngăn thảm họa lặp lại ở Làng Nủ

Giải pháp ngăn thảm họa lặp lại ở Làng Nủ

Các nhà khoa học cho rằng cần kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ, lập bản đồ chi tiết khu vực rủi ro cao, cảnh báo sớm, xây dựng dữ liệu tổng thể... để Làng Nủ không lặp lại thảm họa lũ quét, lũ bùn đá.

Đăng ngày: 03/10/2024
Nhánh chính sông Amazon giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay

Nhánh chính sông Amazon giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến nay

Các nhà môi trường cho biết biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu không chỉ khiến các con sông ở Amazon cạn nước mà còn gây các vụ cháy rừng chưa từng có, phá hủy thảm thực vật khô cằn.

Đăng ngày: 03/10/2024
Lũ trên sông Hồng đang lên nhanh, cảnh báo ngập lụt ven sông ở Lào Cai, Yên Bái

Lũ trên sông Hồng đang lên nhanh, cảnh báo ngập lụt ven sông ở Lào Cai, Yên Bái

Do mưa lớn, trong đêm qua đến sáng nay (1-10), lũ trên sông Hồng qua Lào Cai và Yên Bái lên nhanh, nguy cơ ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái.

Đăng ngày: 01/10/2024
Bão Krathon đi vào Biển Đông, mạnh thành siêu bão

Bão Krathon đi vào Biển Đông, mạnh thành siêu bão

Rạng sáng nay, Krathon vào Biển Đông và tăng lên một cấp, đạt cấp 16 siêu bão với sức gió tối đa 201km/h, nhưng không ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam.

Đăng ngày: 01/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News