Tái tạo kỹ thuật sản xuất dầu olive của người Ai Cập cổ đại
Các nhà nghiên cứu tạo ra được một loại dầu olive giống dầu chất lượng cao ngày nay bằng phương pháp vặn xoắn cách đây hơn 4.000 năm.
Tiến sĩ Emlyn Dodd, nhà khảo cổ học chuyên nghiên cứu thức ăn và nước uống cổ đại tại trung tâm nghiên cứu liên ngành British School ở Rome, tìm cách tái tạo phương pháp ép dầu olive nguyên bản của người cổ đại được ghi chép lần đầu tiên cách đây 4.500 - 4.600 năm.
Tranh tượng hình mô tả phương pháp ép dầu olive của người Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Wikipedia)
Các nền văn minh hình thành ven Địa Trung Hải dành nhiều thời gian và công sức để phát triển những phương pháp hiệu quả nhằm thu hoạch và sản xuất dầu olive. Nhiều văn tự nông nghiệp cổ xưa mô tả tỉ mỉ công cụ và thiết bị cần thiết, cách trồng và nơi trồng cây olive, cùng nhiều chi tiết sản xuất khác trong thực tế.
Dodd cho biết các văn tự chỉ dẫn chính xác cách tạo ra dầu olive cũng như công thức cho nhiều loại khác nhau. Kết hợp với tranh xa xưa mô tả quá trình cùng với tàn tích giếng dầu, nhóm nghiên cứu có thể tái tạo lại cơ sở sản xuất dầu cổ đại.
Dodd muốn hiểu rõ công nghệ sản xuất dầu olive của người Ai Cập. Ông mô phỏng phương pháp ép dầu theo từng bước sau. Đầu tiên, quả olive được nghiền nát và bỏ vào túi thấm nước. Sau đó, mỗi đầu túi được gắn với một chiếc que. Tiếp theo, hai chiếc que ngược được xoay ngược chiều nhau, khiến túi vặn xoắn lại và phần lớn dầu olive chảy ra. Phương pháp này được nhắc tới sớm nhất vào năm 2500 - 2600 trước Công nguyên trong mộ của hoàng tử Nebemakhet ở vương triều thứ 4 (khoảng năm 2613 - 2494 trước Công nguyên).
Dodd tiến hành thử nghiệm để kiểm tra chất lượng dầu olive sản xuất thông qua phương pháp trên. Ông sử dụng vải bọc phô mai đơn giản làm túi đựng, dùng cối và chày để nghiền quả olive xanh và đen từ Australia thành dạng nhuyễn rồi cho vào túi. Dodd và cộng sự phát hiện áp dụng lực xoắn đều sẽ khiến dầu olive chảy nhỏ giọt liên tục mà không làm hỏng túi. Cuối cùng, Dodd thu được mẻ dầu olive có vị rất giống dầu chất lượng cao ép tươi với vị hăng nồng.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
