Tấm khiên bảo vệ Trái đất đang suy yếu
Khiên bảo vệ Trái đất đang suy yếu, cho phép các cơn gió mặt trời gây hại thậm nhập vào bầu khí quyển của Trái đất.
Lá chắn bảo vệ Trái đất đang suy yếu
Được biết đến với tên gọi "tầng từ trường" hay "quyển từ", tấm khiên bảo vệ Trái đất trải dài hàng ngàn km trong không gian và tác động đến mọi thứ, từ thông tin liên lạc toàn cầu tới các kiểu thời tiết.
Tầng từ trường - tấm khiên bảo vệ Trái đất đang suy yếu, cho phép các cơn gió mặt trời gây hại thâm nhập vào bầu khí quyển của hành tinh chúng ta. (Ảnh: Corbis)
Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đã xúc tiến sứ mệnh Swarm nhằm lập bản đồ các thay đổi diễn ra với tầng từ trường. Và sau một năm trong quỹ đạo, 3 vệ tinh thuộc sứ mệnh Swarm hiện đã thu được những thông tin đáng lo ngại về tấm khiên bảo vệ hành tinh chúng ta.
Các vệ tinh Swarm phát hiện, tầng từ trường của Trái đất đang suy yếu, với sự suy giảm nghiêm trọng nhất xảy ra ở phía trên Tây bán cầu. Tuy nhiên, ở những khu vực khác, chẳng hạn như phía nam Ấn Độ Dương, từ trường đã mạnh lên kể từ tháng 1/2014. Kết quả đo đạc cũng xác thực sự dịch chuyển của từ trường Bắc về phía Siberia.
Các thông tin ban đầu này dự kiến được trình lên Đại hội đồng Liên minh Trắc địa học và Địa vật lý quốc tế, diễn ra ở Prague, CH Séc từ ngày 22/6 tới 2/7.
Rune Floberghagen, quan chức quản lý sứ mệnh Swarm, nhấn mạnh: "Những gì thu được cho thấy mọi nỗ lực công phu nhằm biến Swarm trở thành sứ mệnh đo đạc từ trường trong không gian tốt nhất từ trước tới nay chắc chắn đang thành công".
Nhiệm vụ của sứ mệnh Swarm là đo đạc và gỡ rối các tín hiệu từ trường khác nhau, bắt nguồn từ lõi, lớp manti, lớp vỏ, các đại dương, tầng điện ly và quyển từ của Trái đất. Sứ mệnh kéo dài 4 năm này hy vọng cuối cùng có thể cung cấp cái nhìn thấu tỏ về nhiều quá trình tự nhiên khác nhau, từ những gì xảy ra sâu bên trong hành tinh tới thời tiết trong không gian do hoạt động của mặt trời.
3 vệ tinh thuộc sứ mệnh Swarm giống hệt nhau, nhưng để tối ưu hóa việc lấy mẫu trong không gian - thời gian, các quỹ đạo của chúng khác nhau và thay đổi theo tiến trình của sứ mệnh.
Các nhà nghiên cứu kỳ vọng, với ít nhất 3 năm nữa hoạt động trong quỹ đạo, các vệ tinh Swarm rốt cuộc sẽ cung cấp các thông tin giúp dự đoán sự biến chuyển của tấm khiên bảo vệ Trái đất trong những thập niên tới, để nhân loại có được sự chuẩn bị cũng như tìm ra giải pháp đối phó thích hợp.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
