Tamiflu không có tác dụng ngăn bệnh cúm?

Sau khi có nghi ngờ cho rằng Tamiflu không hề có tác dụng ngăn chặn bệnh cúm, tờ tạp chí y khoa đứng đầu ở Anh - BMJ - đã yêu cầu nhà sản xuất thuốc Roche công khai các dữ liệu về thuốc này.

Thuốc Tamiflu được nhiều nước trên thế giới dự trữ để phòng ngừa đại dịch cúm và được sử dụng rộng rãi trong đợt dịch cúm lợn năm 2009.

Hôm thứ hai vừa qua, lãnh đạo của Trung tâm Cochrane Bắc Âu tại Copenhagen, ông Peter Gotzsche kêu gọi chính phủ các nước Châu Âu kiện công ty Roche. Ông đề nghị mọi người tẩy chay sản phẩm của Roche và cho rằng các nước cần phải có những hành động pháp lý chống lại Roche để đòi lại tiền chi ra một cách vô ích cho Tamiflu.

Năm ngoái, Tamiflu là một trong những loại thuốc đứng đầu danh mục mà tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích các nước và các tổ chức từ thiện mua.


Thuốc Tamiflu bị nghi ngờ không có tác dụng chữa bệnh.

Vào năm 2009, các nhà khoa học của Cochrane được Anh giao nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của thuốc Tamiflu. Sau một thời gian nghiên cứu, kết quả là họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy Tamiflu làm giảm số lượng các biến chứng ở những người bị cúm. Vì vậy Tạp chí Y khoa Anh quốc và các nhà nghiên cứu của Trung tâm Cochrane Bắc Âu đã yêu cầu Roche cung cấp các tài liệu về Tamiflu.

Trong một bài xã luận hồi tháng trước, biên tập viên Fiona Gotzsche của Tạp chí Y khoa Anh viết rằng: Roche đã hứa là sẽ công khai các tài liệu nội bộ đối với mỗi một thử nghiệm Tamiflu nhưng cuối cùng Roche đã nuốt lời.

Về phía Roche, họ cho rằng họ đã tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp lý về việc công bố dữ liệu và đã cung cấp cho Gotzsche và đồng nghiệp hơn 3.200 trang tài liệu để trả lời thắc mắc của họ. Roche cũng khẳng định họ đã gửi các dữ liệu về nghiên cứu lâm sàng cho các tổ chức sức khỏe quốc gia theo các yêu cầu khác nhau của họ để các tổ chức này có thể tiến hành phân tích độc lập. Tuy nhiên các dữ liệu về bệnh nhân thì Roche không thể công bố được do những quy định về pháp lý và bảo mật. Đã vậy các nhà khoa học lại không đồng ý ký vào bản cam kết bảo mật nên Roche càng không thể cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của các nhà khoa học được.

Hiện tại, Cơ quan thuốc Châu Âu đang tiến hành điều tra Roche về việc đã không báo cáo những tác dụng phụ, thậm chí là tử vong của 19 loại thuốc trong đó có Tamiflu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News