Tan chảy băng vùng đảo Greenland và Nam Cực

Mới đây, vệ tinh vũ trụ đã cung cấp cho các nhà khoa học hình chụp toàn diện nhất về các sông băng đang mỏng đi nhanh chóng dọc theo bờ biển Nam Cực và Greenland. Đây là bước tiến mới quan trọng trong quá trình điều tra để đưa ra dự báo chính xác về mức tăng mực nước biển trong tương lai.

Theo tờ Nature số ra tuần này, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Khảo sát Nam cực Vương quốc Anh và đại học Bristol sau khi phân tích hàng triệu phép đo từ vệ tinh của NASA đã rút ra kết luận rằng hiện tượng tan băng mạnh nhất là do các sông băng tăng tốc khi chúng chảy vào đại dương.

Nhóm tác giả kết luận rằng quá trình mỏng đi mang tính động học của các sông băng giờ đây đã lan ra tất cả các vị trí (ứng với các vĩ độ khác nhau) ở đảo Greenland, nghiêm trọng nhất là ở các vùng bờ biển Nam Cực, và đang tấn công sâu vào phía trung tâm các mảng băng.

 

Bản đồ mới của Greenland và Nam Cực cho thấy mức độ tan băng ngày càng trầm trọng. (Ảnh: ICESat, NASA)

Tiến sĩ Hamish Pritchard đến từ Viện Khảo sát Nam cực Vương quốc Anh, trưởng nhóm nghiên cứu lần này, cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy tình trạng sông băng mỏng đi lại diễn ra mạnh mẽ trên một khu vực rộng lớn như vậy – hiện tượng này đang rất phổ biến và thậm chí, trong một vài trường hợp, tan chảy băng còn tấn công sâu hàng trăm kilomet vào trung tâm lục địa. Chúng tôi cho rằng các dòng biển nóng tiến về phía bờ và làm tan chảy sông băng là nguyên nhân khả dĩ nhất khiến sông băng chảy nhanh hơn. Tới nay, con người vẫn chưa hiểu nhiều về dạng tan chảy băng này, và đây là phần khó khăn nhất trong việc dự báo mức tăng mực nước biển trong tương lai.”

Các nhà khoa học đã so sánh tốc độ thay đổi của cả sông băng chảy nhanh và sông băng chảy chậm. Ví dụ, ở vùng đảo Greenland, họ khảo sát 111 sông băng chảy nhanh và thấy rằng 81 sông trong số này đang mỏng đi với tốc độ nhanh gấp 2 lần các sông băng chảy chậm ở cùng vĩ độ. Họ thấy rằng tan chảy băng ở rất nhiều sông băng thuộc cả hai vùng Nam Cực và Greenland đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn mức tăng của băng tuyết trên lục địa.

Ở Nam Cực, băng đang tan nhanh nhất ở bờ tây (vịnh Amundsen): Sông băng đảo Pin cùng các sông băng gần kề Smith và Thwaites đang mỏng đi tới 9m mỗi năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News