Tàn tích nhà nghỉ hoàng gia cổ đại được phát hiện ở Bắc Sinai, Ai Cập
Các nghiên cứu khoa học sơ bộ cho thấy tòa nhà được phát hiện có từ thời Vua Thutmose III (1481-1425 trước Công nguyên) và có thể được sử dụng làm nhà nghỉ hoặc cung điện hoàng gia.
Theo phóng viên tại Cairo, ngày 25/4, một phái đoàn khảo cổ Ai Cập đã khai quật được tàn tích của một tòa nhà bằng gạch bùn tại địa điểm khảo cổ Tell Habua (Tharo) ở tỉnh Bắc Sinai, được sử dụng làm nhà nghỉ hoặc cung điện hoàng gia, nằm ở vị trí cổng phía Đông của Ai Cập cổ đại, thuộc Vương triều thứ 18.
Tàn tích nhà nghỉ hoàng gia cổ đại ở Bắc Sinai, Ai Cập. (Nguồn: Bộ Du lịch và Khảo cổ Ai Cập).
Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, Tiến sỹ Mohamed Ismail Khaled, phát biểu rằng các nghiên cứu khoa học sơ bộ cho thấy tòa nhà có từ thời Vua Thutmose III(1481-1425 trước Công nguyên) và có thể được sử dụng làm nhà nghỉ hoặc cung điện hoàng gia vì thiết kế kiến trúc, cũng như một số đồ gốm quý hiếm được khai quật tại đây.
Theo ông Khaled, phát hiện này là một phần của dự án khai quật lớn nhằm phát triển và khôi phục các địa điểm khảo cổ ở tỉnh Bắc Sinai, thuộc khu vực Đông Bắc Ai Cập. Nó cũng cho thấy vai trò của bán đảo Sinai trong chiến lược quân sự và tuyến đường thương mại của Ai Cập cổ đại.
Các chuyên gia khảo cổ tiết lộ thêm rằng nhà vua có thể đã sống trong tòa nhà này trong các chiến dịch quân sự nhằm mở rộng đế chế Ai Cập cổ đại về phía Đông.
Phát hiện trên hé lộ thêm thông tin về lịch sử quân sự của Ai Cập trong thời kỳ Tân Vương quốc, đặc biệt là ở khu vực Sinai.
Tổng giám đốc Cơ quan Cổ vật Sinai kiêm trưởng nhóm khai quật, Tiến sỹ Hisham Hussein cho biết cấu trúc này có hai sảnh chính hình chữ nhật được nối với nhau bằng một loạt phòng liền kề.
Những yếu tố kiến trúc này làm nổi bật thiết kế chiến lược và chức năng điển hình của các tiền đồn quân sự hoàng gia.
Giám đốc Cơ quan Cổ vật tỉnh Bắc Sinai Ramadan Helmy, đánh giá rằng nhà nghỉ hoàng gia được bao quanh bởi bức tường có cổng chính quay mặt về phía Đông. Điều này cho thấy tầm quan trọng chiến lược lâu dài của công trình này.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
