Tảng băng trôi khổng lồ trút 152 tỷ tấn nước ngọt xuống biển

Tảng băng trôi A-68A giải phóng lượng lớn nước ngọt và nhiều chất dinh dưỡng xuống biển, có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh.

Trong thông báo hôm 20/1, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho biết, tảng băng trôi A-68A đã giải phóng một khối lượng nước ngọt khổng lồ gần đảo Nam Georgia, có khả năng ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật biển trên đảo. Lượng nước này cụ thể là 152 tỷ tấn. Theo Đại học Leeds (Anh), con số này tương đương 20 lần lượng nước của hồ Loch Ness hay 61 triệu bể bơi kích thước Olympic.

Tảng băng trôi khổng lồ trút 152 tỷ tấn nước ngọt xuống biển
Tảng băng A-68A và các khối băng vỡ, bên cạnh là một mảnh lớn khác của A-68, được gọi là A-68G, trong ảnh vệ tinh năm 2021. (Ảnh: Cơ quan Vũ trụ Châu Âu).

Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu và hình ảnh vệ tinh để đo lượng nước tan chảy từ A-68A và công bố kết quả trên tạp chí Remote Sensing of Environment.

A-68A là mảnh lớn nhất của tảng băng trôi A-68 tách ra từ thềm băng Larsen C ở Nam Cực năm 2017. A-68 là một trong những tảng băng trôi lớn nhất từng được ghi nhận. Nó tách ra khỏi thềm băng theo một quá trình tự nhiên bình thường.

Ba năm sau, nó trôi tới vùng nước ấm hơn và đe dọa đảo Nam Georgia, nơi cư trú quan trọng của chim cánh cụt, hải cẩu và các loài động vật hoang dã khác. May mắn là tảng băng khổng lồ này sau đó đã vỡ ra.

Cùng với nước ngọt, A-68A cũng giải phóng nhiều chất dinh dưỡng vào đại dương. "Đây là lượng nước khổng lồ từ băng tan. Điều tiếp theo chúng tôi muốn tìm hiểu là nó mang lại tác động tích cực hay tiêu cực đến hệ sinh thái xung quanh Nam Georgia", Anne Braakmann-Folgmann, chuyên gia tại Đại học Leeds, cho biết.

Cuối năm 2020, nhà sinh thái Geraint Tarling tại Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS) cho biết, bụi chứa trong tảng băng trôi có thể cung cấp dưỡng chất cho sinh vật phù du dưới biển, nhờ đó thúc đẩy chuỗi thức ăn địa phương.

Theo BAS, Nam Georgia là môi trường sống quan trọng của hải cẩu, các loài chim nguy cấp, cá và cá voi di cư. Dù nguy cơ A68-A mắc cạn không còn, những câu hỏi mới lại xuất hiện liên quan đến ảnh hưởng của nước và chất dinh dưỡng từ tảng băng tới hệ sinh thái ở khu vực này. Giới khoa học sẽ cần thêm thời gian để tìm ra câu trả lời.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảnh báo thời tiết cực đoan dịp Tết: Không khí lạnh tăng cường, nguy cơ xảy ra giông lốc, nền nhiệt xuống thấp

Cảnh báo thời tiết cực đoan dịp Tết: Không khí lạnh tăng cường, nguy cơ xảy ra giông lốc, nền nhiệt xuống thấp

Từ ngày 29/01 (tức 27 tháng Chạp), Bắc Bộ và Thanh Hóa có rét đậm, rét hại và kéo dài triền miên trong những ngày Tết, vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá.

Đăng ngày: 25/01/2022
Mặt tối của ngành công nghiệp thời trang

Mặt tối của ngành công nghiệp thời trang "mì ăn liền"

Mỗi năm có khoảng 39.000 tấn quần áo bị thải bỏ được tập kết ở sa mạc Atacama. Để dễ hình dung, nó gần tương đương với khối lượng của 27.000 chiếc xe hạng trung, nhưng là dưới dạng vải vóc.

Đăng ngày: 25/01/2022
Núi lửa phun trào ở Tonga tương đương hàng trăm quả bom nguyên tử

Núi lửa phun trào ở Tonga tương đương hàng trăm quả bom nguyên tử

Các nhà khoa học NASA cho biết vụ phun trào núi lửa ở Tonga vào ngày 15/1 đã giải phóng sức nổ vượt xa vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima, Nhật Bản, vào năm 1945.

Đăng ngày: 25/01/2022
New York tiết lộ

New York tiết lộ "vũ khí" bí mật chống nước biển dâng cao rất hiệu quả

Thành phố New York (Mỹ) đã cho khôi phục các " rạn san hô hàu" ở 5 quận, tạo ra một hệ thống phòng thủ lũ hiệu quả đến ngạc nhiên.

Đăng ngày: 23/01/2022
Kim loại Đồng - Chìa khóa giúp cải thiện biến đổi khí hậu

Kim loại Đồng - Chìa khóa giúp cải thiện biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với phần lớn dân số thế giới.

Đăng ngày: 21/01/2022
Tuyết hiếm gặp phủ trắng sa mạc Sahara

Tuyết hiếm gặp phủ trắng sa mạc Sahara

Băng tuyết che phủ lớp cát trên sa mạc Sahara sau khi nhiệt độ tại đây giảm xuống -2 độ C dưới ảnh hưởng của khối khí lạnh áp suất cao.

Đăng ngày: 20/01/2022
Điều đáng sợ nhất trong vụ núi lửa phun trào bất thường ở Tonga

Điều đáng sợ nhất trong vụ núi lửa phun trào bất thường ở Tonga

Vụ phun trào núi lửa Tonga hôm 15/1 đã phá hủy và nhấn chìm miệng núi lửa xuống dưới mực nước biển, che khuất khỏi tầm nhìn vệ tinh.

Đăng ngày: 19/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News