Tảng đá siêu nóng “nuốt” khối băng rộng hơn cả hòn đảo ở Nam Cực

Tảng đá siêu nóng khổng lồ dưới lòng đất là nguyên nhân khiến một vùng băng giá lớn hơn cả đảo Rhodes của Mỹ mất tích tại Nam Cực.

Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS) vừa sử dụng radar nhìn xuyên qua 2,9km băng giá ở khu vực mang tên South Pole, gần điểm cực Nam, để tìm hiểu độ dày của băng cũng như các hồ nước ngầm bên dưới.

Nhờ đó, họ đã tìm thấy thủ phạm khiến một vùng băng giá lớn hơn cả đảo Rhodes của Mỹ đột ngột mất tích thời gian qua. Đảo Rhodes có diện tích lên đến 3.144km2.


Sơ đồ mô phỏng tảng đá nóng (màu đỏ) đang nung chảy băng Nam Cực từ bên dưới - (ảnh: Tom Jordan).

Vùng băng giá nói trên đã bị tan chảy một cách bất thường và trước đó các nhà khoa học nghi ngờ có một nguồn địa nhiệt bí ẩn nào đó đang trỗi dậy. Bây giờ, qua hình ảnh radar, một tảng đá nóng phóng xạ có kích thước 100x500km đã hiện ra.

Nhà khoa học Tom Jordan, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết quá trình tảng đá nói trên làm tan chảy băng có thể đã diễn ra từ hàng ngàn, thậm chí hàng triệu năm, âm thầm bên dưới lớp băng vĩnh cửu trước khi những thay đổi có thể quan sát thấy từ trên bề mặt.


Các nhà thám hiểm bên chiếc máy bay dùng để chụp ảnh radar, phát hiện tảng đá - (ảnh: BAS).

Quá trình nói trên không lập tức làm thay đổi kết cấu của khối băng giá Nam Cực nói chung nhưng về lâu dài, lượng nước dư thừa do đá nóng nung chảy có thể khiến lục địa băng giá này nhạy cảm hơn với những biến đổi khí hậu.

Ngoài đá nóng, các con suối địa nhiệt cũng có thể chịu trách nhiệm phần nào cho sự tan chảy này.

Kết quả trên làm các nhà khoa học bất ngờ bởi các hiểu biết trước đây khẳng định rằng bên dưới băng vĩnh cửu của Nam Cực là lớp đá lạnh cổ đại, ít gây ảnh hưởng gì tới lớp băng bên trên


Bản đồ mô tả vị trí tảng đá nóng South Pole - (ảnh: BAS).

Đây không phải là nguồn nhiệt bí ẩn đầu tiên ở Nam Cực. Năm ngoái, các nhà khoa học từng khám phá một nguồn nhiệt cổ xưa mang tên "chùm manti" ở Tây Nam Cực, cũng là đá nóng bất thường dâng lên khỏi vỏ trái đất, làm tan chảy cả đá dạng rắn trên đường đi của nó. Hiện tại, nó không hoạt động mạnh mẽ nhưng trong quá khứ, chùm manti này đã từng trỗi dậy và cứu thoát trái đất khỏi kỷ băng hà.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bí kíp

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác

Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Đăng ngày: 01/04/2025
Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Một số người thường nhớ rõ về những gì diễn ra trong giấc mơ, trong khi những người khác lại không nhớ gì.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News