Tăng quỹ đạo ISS để đón tàu Soyuz
Quỹ đạo của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào hôm nay 24/10 sẽ được nâng cao thêm gần một km để bảo đảm an toàn cho sự kết nối của tàu vũ trụ Soyuz mang theo ba phi hành gia sắp bay đến làm việc trên trạm, RIA Novosti dẫn Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) cho hay.
Trung tâm kiểm soát sứ mệnh Nga sẽ điều chỉnh quỹ đạo của ISS bằng cách sử dụng động cơ đẩy của tàu vận tải ATV-4 mang tên Albert Einstein thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).
Trạm Vũ trụ Quốc tế trị giá 100 tỉ USD hiện có sáu người đang làm việc - (Ảnh: NASA)
Tàu Albert Einstein được ESA cho rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kourou ở Guiana thuộc Pháp vào ngày 5/6 qua, mang 6,6 tấn hàng hóa gồm nước, thực phẩm, quần áo, oxy, nhiên liệu... đến cung cấp cho các phi hành gia trên ISS.
Con tàu vận tải thứ tư của châu Âu này kết nối với ISS vào ngày 15/6. Ngoài sứ mệnh tiếp tế hàng hóa cho ISS và lấy đi rác thải, đội tàu ATV còn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng là giúp đẩy trạm lên quỹ đạo cao hơn bằng các động cơ của tàu.
Các động cơ của tàu vận tải châu Âu sẽ bắt đầu được khởi động vào lúc 17 giờ 18 phút ngày 24/10 (giờ VN) và duy trì trong 256,6 giây để đưa ISS lên cao thêm khoảng 900 mét, Roscosmos cho biết.
Sau nhiệm vụ cuối cùng này, tàu Albert Einstein sẽ rời trạm vũ trụ vào ngày 28/10, để sau đó vào đầu tháng 11, nó kết thúc sứ mệnh bằng việc "chôn thân" trong Thái Bình Dương.
Theo Roscosmos thì việc điều chỉnh quỹ đạo bay của ISS lần này là nhằm bù đắp sự thiếu hụt độ cao của trạm do tác động bởi lực hấp dẫn của trái đất, qua đó tạo thuận lợi cho việc kết nối của tàu vũ trụ Soyuz TMA-11M mang theo ba phi hành gia đến ISS trong tháng 11.
Ba phi hành gia thuộc tàu Soyuz TMA-11M sắp được đưa lên ISS gồm (trái sang): Koichi Wakata, Mikhail Tyurin và Rick Mastracchio - (Ảnh: AFP)
Tàu Soyuz TMA-11M của Nga chở theo các phi hành gia Koichi Wakata (thuộc Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật Bản - JAXA), Mikhail Tyurin (Roscosmos) và Rick Mastracchio (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ - NASA) sẽ khởi hành vào ngày 7/11 để bắt đầu sứ mệnh kéo dài 190 ngày trong không gian.
Sau khi rời bệ phóng tại Sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan, tàu Soyuz TMA-11M chỉ mất sáu tiếng để cập bến ISS. Đây sẽ là chuyến bay "tốc hành" thứ tư liên tiếp đưa người lên ISS được Roscosmos thực hiện, kể từ chuyến đầu tiên vào tháng 3 qua, so với hành trình thông thường kéo dài đến hai ngày.
Với sáu giờ bay, tàu Soyuz TMA-11M sẽ chỉ mất 4 vòng quanh quỹ đạo trái đất để tiếp cận và kết nối vào ISS, so với 30 vòng trước đó.
Hiện trên ISS có sáu phi hành gia đang làm việc gồm ba phi hành gia được tàu Soyuz TMA-09M đưa lên hồi cuối tháng 5 qua là Fyodor Yurchikhin (Roscosmos), Karen Nyberg (NASA) và Luca Parmitano (ESA) và ba người được tàu Soyuz TMA-10M đưa lên vào cuối tháng 9 qua là Oleg Kotov, Sergey Ryazanskiy (Roscosmos) và Mike Hopkins (NASA).
Theo kế hoạch, tàu Soyuz TMA-09M rời trạm vào ngày 10/11 tới. Khi đó, ba phi hành gia của tàu Soyuz TMA-10M kết hợp với ba phi hành gia thuộc tàu Soyuz TMA-11M sẽ trở thành Đoàn bay quốc tế ISS thứ 38, với chỉ huy trưởng là Oleg Kotov.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
