Tăng trưởng chóng mặt như cá châu Phi

Các chuyên gia đã xác định được động vật có xương sống phát triển nhanh nhất, chỉ mất 17 ngày là đạt đến giai đoạn sinh sản kể từ lúc trứng nở. Đó là một loài cá nhỏ sống trong những vũng nước tạm bợ ở châu lục đen.

Theo các chuyên gia của Viện Sinh học Động vật Xương sống thuộc Học viện Khoa học của CH Séc, loài Nothobranchius kadleci bắt đầu đạt độ tuổi sinh sản trong vòng 17 ngày kể từ lúc nở trứng.


Nothobranchius kadleci, kỷ lục gia về tăng trưởng của loài xương sống - (Ảnh: Wikipedia)

Thậm chí, một số trứng chỉ mất 15 ngày từ lúc trứng nở đến lứa đẻ đầu tiên, thời gian ngắn nhất giữa các thế hệ trong số những loài động vật có xương sống.

Chuyên gia Martin Reichard và đồng sự đã rút ra kết luận trên khi tiến hành cuộc nghiên cứu về chu trình phát triển của 2 loài cá nơi hoang dã ở miền nam Mozambique, chuyên sống trong những vũng nước đọng vào mùa mưa.

“Về mặt sinh học, khả năng trưởng thành tính dục nhanh chóng ở những loài này đặc biệt quan trọng vì nơi cư trú của chúng có thể cạn khô trong vòng từ 3-4 tuần”, theo BBC dẫn lời chuyên gia Reichard.

Loài cá trên cũng có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, với một số cá thể phát triển đến gần 1/4 chiều dài lúc trưởng thành trong vòng một ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.

Đăng ngày: 23/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News