Tạo thành công 5 chế phẩm vi sinh xử lý môi trường
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình vừa chế tạo thành công 5 chế phẩm vi sinh xử lý môi trường gồm EM1, EM5 (dạng lỏng), EMFPE, EM Pokasi MT, EM Pokasi CN (dạng bột).
Chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản. (Ảnh minh họa: Internet)
Thành công của nghiên cứu sẽ thúc đẩy sự hình thành một nền công, nông nghiệp sạch, góp phần tích cực phục vụ phát triển bền vững.
Các chế phẩm sinh học được chế tạo từ chế phẩm vi sinh gốc EM1 bổ sung thêm các nguyên liệu đường, bã ngô, bột gạo, nước… tạo ra 5 chế phẩm vi sinh trên.
Các chế phẩm này có tác dụng xử lý rác thải, nước thải, khử mùi hôi, bổ sung vi sinh vật có ích tăng độ tơi xốp cho đất. Giá thành của các chế phẩm rẻ hơn các chế phẩm vi sinh có cùng tác dụng đang bán trên thị trường.
Thời gian qua tại Quảng Bình, các chất thải công nghiệp, nông nghiệp đã thải ra môi trường nhiều và chưa được xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường. Đó là bãi rác phường Đức Ninh (thành phố Đồng Hới), nước thải của nhà máy bia Hà Nội, các trang trại chăn nuôi, hồ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
Với thành công của nghiên cứu kể trên, Quảng Bình chủ động được các sản phẩm xử lý hiệu quả của các chất thải ảnh hưởng đến môi trường và có giá thành giảm.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
