Tất cả tàu Soyuz của Nga sẽ bay lên ISS vào năm 2021 theo chế độ bay siêu nhanh
Ngày 12/1, Sputnik dẫn nguồn từ kế hoạch bay của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) do Tập đoàn tên lửa vũ trụ Energia (thành viên của tập đoàn Roscosmos, Nga) cung cấp cho biết, tất cả các tàu vũ trụ Soyuz chở phi hành gia sẽ bay lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào năm 2021 theo chế độ bay siêu nhanh.
Kể từ năm 2012, tàu vũ trụ chở hàng Progress bắt đầu bay lên ISS theo chế độ siêu nhanh kéo dài 6 tiếng thay vì 2 ngày như trước đây. Kể từ năm 2018, họ đã chuyển sang lịch trình 3 tiếng bay siêu nhanh.
Trái đất nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). (Nguồn: Sputnik).
Cả hai chế độ bay 6 tiếng và 3 tiếng - sau khi thử nghiệm trên tàu Progress, đã được áp dụng cho tàu vũ trụ chở phi hành gia Soyuz lần lượt vào năm 2013 và 2020.
Theo chương trình năm nay, dự kiến sẽ phóng tàu vũ trụ Soyuz MS-18 (ngày 9/4), Soyuz MS-19 (ngày 5/10) và Soyuz MS-20 (ngày 8/12) lên ISS. Theo lịch trình, tất cả các tàu này sẽ lên đến ISS sau 3 giờ bay.
Vào tháng 11/2020, Roscosmos thông báo rằng phi hành đoàn hoàn toàn của Nga, bao gồm các phi hành gia Oleg Novitsky, Peter Dubrov và Sergei Korsakov sẽ bay lên ISS trên tàu Soyuz MS-18.
Tuy nhiên, vào tháng 12/2020. các nguồn tin của Sputnik trong ngành tên lửa và vũ trụ cho biết, Mỹ có thể thông qua công ty tư nhân Axiom Space mua một chỗ trên tàu Soyuz MS-18 để đưa phi hành gia NASA Mark Vande Hei lên ISS. Nếu hợp đồng được ký kết thì Vande Hei sẽ thay thế Korsakov trong phi hành đoàn.
Dự kiến, nhà du hành vũ trụ Anton Shkaplerov và 2 người tham gia chuyến bay vũ trụ - một nữ diễn viên và một người khác có thể là đạo diễn hoặc quay phim - sẽ bay lên ISS trên tàu Soyuz MS-19 để quay bộ phim đầu tiên trong không gian do đài truyền hình Kênh Một và Roscosmos của Nga đặt hàng, dự kiến có tên "Thử thách".
Trên tàu Soyuz MS-20 bay lên ISS cùng với một phi hành gia (có thể là Alexander Misurkin) là 2 khách du lịch vũ trụ, công ty điều hành du lịch vũ trụ Space Adventures hứa sẽ công bố tên của họ vào đầu năm 2021.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
