Tàu chở người của SpaceX hủy phóng vào phút chót

SpaceX và NASA hủy bỏ vụ phóng tàu chở phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm qua sau khi phát hiện sự cố với tên lửa.


Tàu Dragon đặt trên đỉnh tên lửa Falcon 9 của SpaceX tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, ngày 27/2. (Ảnh: NASA TV)

Theo kế hoạch, tên lửa Falcon 9 và tàu Dragon của SpaceX sẽ đưa 4 phi hành gia của nhiệm vụ Crew-6 lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cho NASA lúc 13h45 ngày 27/2 (giờ Hà Nội) từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida.

Tuy nhiên, khi đồng hồ đếm ngược chỉ còn khoảng hai phút, vụ phóng bị hủy do sự cố liên quan đến TEA-TEB, chất lỏng dùng để đốt cháy các động cơ của tên lửa Falcon 9 khi cất cánh. Quyết định hủy phóng được đưa ra một cách hết sức thận trọng, theo Kate Tice, kỹ sư hệ thống của SpaceX.

4 phi hành gia trong nhiệm vụ Crew-6 gồm Stephen Bowen và Woody Hoburg (NASA), Andrey Fedyaev (Nga), Sultan Al Neyadi (UAE). Nhiệm vụ mang tính lịch sử khi Al Neyadi sẽ trở thành phi hành gia UAE đầu tiên thực hiện nhiệm vụ dài hạn trên ISS. Người đồng hương của anh, Hazzaa Ali Almansoori, từng lên ISS năm 2019 nhưng chỉ ở lại 8 ngày.

4 phi hành gia đã bước vào trong tàu Dragon, đặt trên đỉnh tên lửa Falcon 9, khoảng vài giờ trước vụ phóng. Họ phải đợi tên lửa được rút cạn nhiên liệu, sau đó mới bắt đầu quá trình xuống khỏi tàu vũ trụ và tên lửa cao 70 m này. Phi hành đoàn sẽ ở lại Trung tâm Vũ trụ Kennedy cho đến lần phóng tiếp theo.

Khung giờ phóng tiếp theo diễn ra lúc 13h22 ngày 28/2, nhưng hiện chưa rõ vấn đề với TEA-TEB có được khắc phục kịp hay không. Các chuyên gia đang theo dõi những điều kiện thời tiết bất lợi có thể ảnh hưởng đến kế hoạch phóng này, theo Steve Stich, quản lý chương trình Phi hành đoàn Thương mại của NASA. Các khung giờ phóng dự phòng tiếp theo bắt đầu từ ngày 2/3.

Sau khi Bowen, Hoburg, Fedyaev và Alneyadi lên tới ISS, họ sẽ tiếp nhận công việc từ Crew-5, phi hành đoàn làm việc trên trạm từ tháng 10/2022. Phi hành đoàn Crew-6 dự kiến ở lại khoảng 6 tháng, thực hiện các thí nghiệm khoa học và bảo trì trạm vũ trụ đã hơn 20 tuổi này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News