Hôm nay, phi hành đoàn NASA rời Trái đất bằng hệ thống phóng của SpaceX
Đây là chuyến bay có phi hành đoàn thứ 9 của SpaceX, và là lần thứ 4 tàu Crew Dragon Endeavour được sử dụng.
Hôm nay, NASA và SpaceX sẽ cùng nhau thực hiện sứ mệnh hợp tác mang tên "Crew-6". Đây là sứ mệnh phi hành đoàn thứ 7 mà SpaceX làm việc cho NASA theo Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của cơ quan này.
Tàu Crew Dragon Endeavour và tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã sẵn sàng cho sứ mệnh hướng tới ISS tại Bệ phóng 39A, thuộc Trung tâm vũ trụ Kennedy. (Ảnh: SpaceX).
Trong sứ mệnh nêu trên, 4 kỹ sư của NASA sẽ rời Trái đất bằng hệ thống phóng và tên lửa của SpaceX. Theo thông tin từ NASA, sứ mệnh sẽ được khởi động hôm nay vào lúc 13:45 (theo giờ Việt Nam), tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida (Mỹ).
Các phi hành gia trong chuyến bay gồm Stephen Bowen, Warren "Woody" Hoburg, Sultan Alneyadi, và Andrey Fedyaev. Trong đó, Bowen và Hoburg lần lượt nắm vai trò chỉ huy và phi công của tàu Crew Dragon Endeavour. Đi cùng với họ là phi hành gia Alneyadi tới từ UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất), và Fedyaev từ Roscosmos.
Dự kiến, 4 phi hành gia này sẽ tiếp cận mô-đun Harmony của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào ngày 28/2. Sau đó, họ sẽ sống và làm việc tại đây trong khoảng 6 tháng để tiến hành các nghiên cứu không gian quan trọng.
4 phi hành gia sẽ góp mặt trên chuyến bay. (Ảnh: SpaceX).
Theo Space, 3 ngày trước khi sử mệnh được triển khai, tên lửa của SpaceX đã phóng thử thành công trong một buổi diễn tập, với hình nộm phi hành gia được sử dụng trên tàu. Các quan chức của NASA và SpaceX đều kỳ vọng rằng mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp.
Đây là chuyến bay có phi hành đoàn thứ 9 của SpaceX, và là lần thứ 4 tàu Crew Dragon Endeavour được sử dụng. Đây là một sản phẩm do SpaceX sản xuất, vận hành và được sử dụng trong Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của NASA.
Tính đến trước lần phóng này, tàu Crew Dragon Endeavour đã hoàn thành xuất sắc 3 sứ mệnh đưa phi hành đoàn tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Lần đầu tiên tàu được phóng là vào ngày 30/5/2020.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời
Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.
