Tàu Cygnus hoãn "cập bến" ISS do lỗi định vị

Tàu vũ trụ vận tải tư nhân Cygnus đã không thể "cập bến" Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tối 22/9 như dự kiến do gặp vấn đề ở phần mềm, buộc sứ mệnh kết nối lần đầu tiên của con tàu này với ISS phải bị hoãn lại ít nhất 48 giờ, AFP cho hay.

>>> Tàu vũ trụ tư nhân Cygnus sắp rời bệ phóng

Trước đó, tàu không người lái Cygnus đặt trên tên lửa đẩy hai tầng Antares rời bệ phóng tại Trung tâm phóng tên lửa Wallops của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) trên đảo Wallops, bên bờ Đại Tây Dương ở Virginia (Mỹ) vào ngày 18/9.


Tên lửa đẩy Antares mang theo tàu Cygnus rời bệ phóng tại Virginia - (Ảnh: AFP)

Theo kế hoạch, tàu bay đến ISS vào lúc 18 giờ 30 phút ngày 22/9 (giờ VN). Tuy nhiên, một trục trặc ở phần mềm quản lý định vị tàu đã xảy ra khiến tàu không thể "cập bến" ISS như dự kiến.

Công ty Orbital Sciences (Mỹ), sở hữu tàu Cygnus, cho biết trên trang web của công ty rằng họ đã phát hiện được lỗi trên và đang phát triển một phần mềm để sửa chữa.

Được biết, khi tiếp cận ISS, các phi hành gia trong trạm sẽ kéo tàu Cygnus vào lắp ghép với cổng kết nối ở mô-đun Harmony bằng cánh tay robot của trạm. Tàu mang theo 590kg hàng hóa gồm thực phẩm, quần áo... sẽ ở lại trạm trong khoảng một tháng cho sứ mệnh thử nghiệm này.

Nếu sứ mệnh thành công trọn vẹn, vào tháng 12 tới, Orbital Sciences sẽ phóng tàu Cygnus thực hiện chuyến bay chính thức đầu tiên trong số tám chuyến cho hợp đồng trị giá 1,9 tỉ USD với NASA.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News