Tàu đệm từ đầu tiên sử dụng công nghệ từ trường vĩnh cửu của Trung Quốc
Tàu đệm từ trên cao thế hệ mới Xingguo của Trung Quốc hôm 14/12 đã rời dây chuyền lắp ráp tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Tàu đệm từ Xingguo tại cơ sở lắp ráp ở Vũ Hán. (Ảnh: CNS)
Dự án được hợp tác phát triển bởi Đại học Khoa học Công nghệ Giang Tây (JUST) và Tập đoàn Khoa học Công nghiệp Đường sắt Trung Quốc (CRSIC). Đây là lần đầu tiên công nghệ nâng từ trường vĩnh cửu được áp dụng cho tàu đệm từ trên cao, không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới.
Xingguo sử dụng lực đẩy không tiếp xúc và có khả năng leo dốc mạnh mẽ. Công nghệ từ trường vĩnh cửu giúp phương tiện tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Tàu đệm từ thế hệ mới của Trung Quốc là loại tàu một ray không người lái, với các toa di chuyển trên một đường ray đơn trên cao được hỗ trợ bởi các cột trụ bằng thép và bê tông. Phương tiện có thể chở 88 hành khách và đạt tốc độ tối đa 120 km/h.
Không gian bên trong tàu Xingguo. (Ảnh: CNS)
Theo kỹ thuật viên trưởng Wang Zhongmei tại CRSIC, Trung Quốc là quốc gia thứ ba trên thế giới sau Nhật Bản và Đức làm chủ được công nghệ tàu đệm từ trên cao.
Lợi thế lớn nhất của tàu đệm từ trên cao so với tàu truyền thống là nó chiếm ít không gian và có tầm nhìn tốt hơn. Phương tiện cũng không bị làm phiền bởi người đi bộ và xe cơ giới.
Tàu Xingguo có thiết kế nhỏ gọn chỉ bằng 1/5 so với tàu điện ngầm, thích hợp để liên kết các điểm du lịch, khu thương mại và công viên khoa học - công nghệ.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người
Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
