Tàu dùng nhiên liệu sạch khiến Trái đất ấm lên

Tàu thuyền đang dùng nhiên liệu sạch hơn để giảm ô nhiễm không khí, nhưng lại khiến mây giảm khả năng phản xạ ánh sáng Mặt trời ra không gian.

Việc tàu thuyền sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm đã thúc đẩy tình trạng ấm lên toàn cầu, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Communications Earth and Environment hôm 30/5. Theo đó, việc ngành vận tải chuyển sang sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp từ năm 2020 có thể khiến tốc độ ấm lên tăng gấp đôi (hoặc hơn) trong thập kỷ này, thậm chí góp phần gây ra mức nhiệt kỷ lục trong năm qua.

Tàu dùng nhiên liệu sạch khiến Trái đất ấm lên
Tàu thuyền sử dụng nhiên liệu sạch hơn góp phần làm tăng tốc độ ấm lên toàn cầu. (Ảnh: Pixxabay)

Nguyên nhân là các hạt tí hon trong chất ô nhiễm lưu huỳnh giúp phản xạ ánh sáng Mặt trời ra không gian, khiến các đám mây giống gương hơn, tạo ra hiệu ứng làm mát tạm thời trên Trái đất. Giới khoa học cũng từng dự đoán rằng việc chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn sẽ làm giảm hiệu ứng phản xạ này và đẩy nhanh quá trình ấm lên, dù chưa rõ mức độ.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia kết hợp các quan sát vệ tinh và bản mô phỏng để ước tính tác động khí hậu khi giảm lưu huỳnh trong nhiên liệu theo quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) có hiệu lực vào tháng 1/2020. Được đưa ra để hạn chế ô nhiễm không khí, quy định này đã giúp giảm 80% lượng khí thải lưu huỳnh dioxide từ ngành vận tải biển toàn cầu, theo Tianle Yuan, tác giả chính của nghiên cứu, nhà khoa học tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard thuộc NASA.

Nhưng Yuan cho biết, sự sụt giảm nhanh chóng này cũng gây ra hiệu ứng "sốc" với Trái đất, khiến mây giảm khả năng phản xạ một phần năng lượng Mặt trời ra không gian, dẫn đến hành tinh ấm lên. "Về cơ bản, tốc độ ấm lên sẽ tăng gấp đôi trong những năm 2020", ông nói.

Hiệu ứng này không đồng đều trên toàn cầu, dường như mạnh hơn ở Bắc Đại Tây Dương, dẫn đến nhiệt độ bề mặt nước biển ấm hơn. "Nó góp phần gây ra hiện tượng ấm lên bất thường mà thế giới trải qua vào năm 2023 và 2024. Tuy nhiên, chúng tôi không thể xác định chính xác mức độ", Yuan cho biết. Nhóm nghiên cứu cũng không thể kết luận đây là nguyên nhân chính.

2023 là năm nóng nhất từng ghi nhận và xu hướng này tiếp tục diễn ra trong năm 2024, với nhiệt độ trên cạn và trên biển đạt mức cao mới hàng tháng. Hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ấm lên. Tuy nhiên, giới khoa học cũng xem xét những yếu tố khác có thể góp phần gây ra tình trạng nóng bất thường này, ví dụ như El Nino, một kiểu thời tiết tự nhiên định kỳ trên Thái Bình Dương.

Nghiên cứu mới cũng cung cấp bằng chứng cho thấy, công nghệ phun hạt vật chất vào mây để tăng khả năng phản xạ nhiệt có thể giúp làm chậm phần nào sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đang gây tranh cãi về tác động lâu dài của nó đến Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Dubai biến rác thải thực phẩm thành phân bón tăng màu mỡ đất

Dubai biến rác thải thực phẩm thành phân bón tăng màu mỡ đất

Một công ty tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có tên Reloop đang thu gom rác thải thực phẩm từ nhà bếp của khách sạn ở Dubai và biến nó thành phân bón.

Đăng ngày: 03/06/2024
Đường đi bộ đầu tiên trên thế giới xây từ bê tông cà phê

Đường đi bộ đầu tiên trên thế giới xây từ bê tông cà phê

Các nhà khoa học tận dụng chất thải cà phê xay để làm than sinh học, thay thế cát sông trong bêtông và xây đường đi bộ ở Gisborne.

Đăng ngày: 02/06/2024
Thềm băng lớn nhất ở Nam Cực đang hoạt động kỳ lạ

Thềm băng lớn nhất ở Nam Cực đang hoạt động kỳ lạ

Theo trang SciTechDaily, hoạt động của suối băng đã khiến thềm băng Ross ở Nam Cực đột ngột dịch chuyển.

Đăng ngày: 31/05/2024
Khoan sâu 3.200m, tìm thấy vật thể 50.000 năm tuổi

Khoan sâu 3.200m, tìm thấy vật thể 50.000 năm tuổi "tiên tri" điều nhức nhối nhất về tương lai nhân loại

Các nhà khoa học từ Đại học Bang Oregon đã xác định tốc độ tăng CO2 tự nhiên trên Trái đất hiện tại đang nhanh nhất trong 50.000 năm qua.

Đăng ngày: 30/05/2024
Xảy ra động đất 3,5 độ richter ở Lục Yên, Yên Bái

Xảy ra động đất 3,5 độ richter ở Lục Yên, Yên Bái

Trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M) xảy ra tại huyện Lục Yên (Yên Bái) chiều 29-5. Người dân ở gần tâm chấn cảm nhận rõ rung lắc.

Đăng ngày: 30/05/2024
Tòa nhà dùng nhiệt từ cơ thể người làm năng lượng

Tòa nhà dùng nhiệt từ cơ thể người làm năng lượng

Hơn 250.000 hành khách đi qua ga trung tâm Stockholm mỗi ngày không hề biết thân nhiệt của họ đang được khai thác để lấy năng lượng.

Đăng ngày: 30/05/2024
Cảnh báo ô nhiễm môi trường từ nhựa có màu sặc sỡ

Cảnh báo ô nhiễm môi trường từ nhựa có màu sặc sỡ

Nghiên cứu chỉ ra nhựa có màu sắc rực rỡ như: đỏ, xanh lam và xanh lục có khả năng phân hủy thành các hạt vi nhựa (microplastic) nhanh hơn các loại nhựa nhạt hoặc không màu.

Đăng ngày: 30/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News