Tàu ngầm 'tàng hình' hoạt động bằng pin

Được tạo nên từ những kim loại không có từ tính và sử dụng pin nhiên liệu, siêu tàu ngầm thế hệ mới nhất của Đức hầu như không tạo ra tiếng động và nhiệt.

>> Nga đóng thêm tàu ngầm cho Hạm đội Biển Đen
>> Tàu ngầm chạy bằng pin


Tàu ngầm siêu cấp U212A của Đức

Xưởng đóng tàu Howaldtswerke Deutsche Werft của hải quân Đức tuyên bố U212A, tên của tàu ngầm siêu cấp mới nhất của họ, là “đỉnh cao của công nghệ tàu ngầm Đức”.

CNN cho biết, U212A là tàu ngầm siêu cấp đầu tiên hoạt động nhờ pin nhiên liệu hydro chứ không phải năng lượng hạt nhân hay dầu diesel như tàu ngầm truyền thống. Vì thế nó di chuyển dưới mặt nước mà không gây ra tiếng ồn hay tỏa nhiệt. Nhân tố này rất quan trọng, bởi theo Bernd Arjes – một thuyền trưởng của hải quân Đức – tàu ngầm phát ra tiếng ồn càng lớn thì khả năng bị phát hiện càng cao.

U212A được thiết kế để tìm kiếm những tàu ngầm khác. Nếu bạn muốn tìm những tàu ngầm khác thì tất nhiên bạn phải im lặng. Với công nghệ mới nhất của Đức, tàu ngầm U212A hầu như không thể bị phát hiện”, Arjes nói.

Nhưng khả năng “tàng hình” (khó bị phát hiện) không phải là điểm nổi bật duy nhất của U212A. Trong khi tàu ngầm truyền thống cần oxy để đốt dầu diesel trong động cơ thì pin của U212A không cần oxy. Điều đó có nghĩa là nó có thể lặn nhiều tuần, lâu hơn rất nhiều lần so với những tàu ngầm khác.

Tàu ngầm U212A được trang bị 12 ngư lôi dẫn đường hạng nặng. Mỗi ngư lôi có khả năng tiêu diệt một tàu chiến hoặc khiến một tàu sân bay ngừng hoạt động.

“Hàng không mẫu hạm không thể chìm bởi một quả ngư lôi, song chúng có thể ngừng hoạt động nếu ngư lôi lao trúng bánh lái hoặc một thứ gì đó. Trong trường hợp ấy tàu không thể lựa chiều gió để phi cơ cất cánh”, Arjes nói.

Do phần lớn máy móc trên U212A vận hành theo chế độ tự động nên nó không cần nhiều thủy thủ như tàu ngầm truyền thống. Ngoài ra không gian dành cho thủy thủ không lớn và các phương tiện phục vụ cuộc sống của họ cũng không nhiều.

Đức không có vũ khí hạt nhân và tàu sử dụng năng lượng hạt nhân, song lại là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 11/01/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 14/12/2024
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/12/2024
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 24/11/2024
Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Đăng ngày: 07/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News