Tàu phá băng hạt nhân công suất 120 megawatt
Nga sắp đóng tàu phá băng hạt nhân mới dài hơn 200 mét và cao ngang tòa nhà 13 tầng, dự kiến hạ thủy vào năm 2025.
Mô phỏng tàu Leader hoạt động trên biển.
Mang tên Leader, con tàu nằm trong dự án 10510 được cấp phép sản xuất vào ngày 23/4 khi xưởng đóng tàu Zvezda ở vùng Viễn Đông và công ty Rosatomflot thuộc Cơ quan Nguyên tử Nga ký hợp đồng qua video theo quy định hạn chế tiếp xúc để ngăn Covid-19.
Tàu Leader được lên ý tưởng thiết kế vào năm 2016 và đang trong quá trình chế tạo. Nó có công suất lớn hơn nhiều so với những tàu phá băng vận hành bằng năng lượng hạt nhân hiện nay, bao gồm dòng tàu mạnh nhất thế giới trong dự án 22220. Arktika, con tàu đầu tiên ra đời trong dự án 22220 đang hoạt động thử nghiệm và sẽ gia nhập đội tàu phá băng vào cuối năm nay, trong khi hai tàu khác cùng dòng chuẩn bị hạ thủy trong vòng hai năm tới.
Trong khi tàu Arktika có thể phá lớp băng dày 3 mét, tàu Leader có khả năng xuyên qua dải băng dày 4,3 mét và ở trên biển 8 tháng liền mà không cần cập cảng. Con tàu cũng có công suất lớn gấp đôi so với mức 60 megawatt của Arktika.
Tàu sẽ dài hơn 200 mét, gần bằng hai sân bóng đá và cao 40 mét.
Kích thước của tàu Leader cũng ấn tượng không kém. Tàu sẽ dài hơn 200 mét, gần bằng hai sân bóng đá và cao 40 mét, tương đương tòa nhà 13 tầng. Cả hai dòng tàu 10510 và 22220 đều có nhiệm vụ mở đường cho tàu thông thường đi qua lớp băng trên tuyến đường biển trên Biển Bắc của Nga. Những con tàu trong hai dòng sẽ hộ tống tàu chở nhiên liệu hóa thạch từ mỏ quặng ở Bắc Cực tới châu Á - Thái Bình Dương.
Chi phí ước tính của tàu Leader lên tới 1,7 tỷ USD. Nga đặt mục tiêu đóng ít nhất 3 tàu dòng này, dự kiến gia nhập đội tàu phá băng vào năm 2033. Nga là nước duy nhất trên thế giới vận hành đội tàu phá băng hạt nhân lớn. Những con tàu này lớn và mạnh hơn hẳn so với tàu truyền thống, có thể hoạt động ở dải băng dày của Bắc Cực. Động cơ hạt nhân cho phép tàu vận hành tự động trong thời gian dài mà không cần tiếp nhiên liệu thường xuyên.

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...
