Tàu thăm dò của NASA đâm vào sao Thủy
Tàu thăm dò Messenger của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) kết thúc sứ mệnh bằng cách đâm vào sao Thủy, sau hơn 4 năm quay quanh hành tinh này.
Tàu thăm dò Messenger đâm vào sao Thủy để kết thúc sứ mệnh
Theo NASA, tàu thăm dò đâm vào sao Thủy lúc 15h30 ngày 30/4. Messenger va chạm với bề mặt sao Thủy với vận tốc 14.000 km/h, ước tính tạo ra một miệng núi lửa rộng khoảng 15,2 m trên bề mặt hành tinh. Hệ thống kính thiên văn trên Trái Đất không thể quan sát vụ va chạm này vì nó xảy ra ở mặt bên kia của sao Thủy.
Tàu vũ trụ Messenger chụp ảnh bề mặt sao Thủy. (Ảnh: NASA)
"Sự kết thúc bằng một vụ nổ tác động lên bề mặt sao Thủy là cách chúng ta đang thực hiện nhằm kỷ niệm sứ mệnh thành công của Messenger. Các nhà khoa học sẽ tiếp tục phân tích dữ liệu lưu trữ để làm sáng tỏ những bí ẩn về sao Thủy", UPI dẫn lời John Grunsfeld, giám đốc nhiệm vụ khoa học của NASA, cho hay.
Tàu Messenger được phóng lên vũ trụ ngày ngày 3/8/2004 và tới quỹ đạo sao Thủy ngày 17/3/2011. Nó thực hiện nhiệm vụ quan sát, nghiên cứu thông tin lịch sử, địa chất của hành tinh nằm ở vị trí gần Mặt Trời nhất.
Sau hơn 4 năm hoạt động, Messenger đã cung cấp nhiều dữ liệu có giá trị và hơn 100.000 bức ảnh về sao Thủy. Một trong những phát hiện lớn nhất là khối băng khổng lồ vùng cực bắc, nơi không bị Mặt Trời chiếu sáng.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
