Tàu Thần Châu-17 lắp ghép thành công với Trạm vũ trụ Thiên Cung
Theo Tân Hoa xã, Cơ quan vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) thông báo tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-17 của nước này đã kết nối thành công với Trạm vũ trụ Thiên Cung trong ngày 26/10.
Hình ảnh từ Trung tâm kiểm soát vũ trụ Bắc Kinh cho thấy tàu vũ trụ Thần Châu 17 lắp ghép thành công với module trung tâm Thiên Hòa của Trạm vũ trụ Thiên Cung, ngày 26/10/2023. (Ảnh: THX/TTXVN).
CMSA cho biết tàu vũ trụ Thần Châu-17, được phóng bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 2F từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc Trung Quốc vào sáng cùng ngày, đã lắp ghép với module trung tâm Thiên Hòa của Trạm vũ trụ Thiên Cung vào lúc 17h46 theo giờ Bắc Kinh (16h46 theo giờ Việt Nam). Toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng 6 giờ 30 phút.
Tàu Thần Châu-17 đưa 3 phi hành gia của Trung Quốc lên Trạm vũ trụ Thiên Cung, thực hiện sứ mệnh kéo dài 6 tháng tại đây. Phi hành đoàn Thần Châu-17, gồm các nhà du hành Thang Hồng Ba, Đường Thắng Kiệt và Giang Tân Lâm, là nhóm có độ tuổi trung bình trẻ nhất (38 tuổi) được triển khai kể từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng trạm vũ trụ đầu tiên của nước này trong không gian.
Phi hành đoàn trên sẽ thực hiện một số nhiệm vụ như thí nghiệm thực tế trên quỹ đạo về khoa học vũ trụ và tải trọng ứng dụng, lắp đặt tải trọng ngoài tàu, bảo trì và sửa chữa trạm vũ trụ, đánh giá hiệu suất chức năng quá trình lắp ráp và tích lũy lợi ích của trạm vũ trụ. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, phi hành đoàn Thần Châu-17 dự kiến sẽ quay trở về Trái Đất vào tháng 4/2024.
Thần Châu-17 là sứ mệnh bay thứ 30 trong chương trình không gian có người lái của Trung Quốc và là sứ mệnh có người lái lần thứ 12 của chương trình.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường
Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.
