Tàu vũ trụ chụp ảnh robot NASA trên bề mặt sao Hỏa

Tàu quay quanh quỹ đạo ExoMars của ESA - Roscosmos phát hiện robot Perseverance cùng với dù siêu thanh, tấm chắn nhiệt và tầng hạ cánh ở miệng hố Jezero.

Tàu vũ trụ chụp ảnh robot NASA trên bề mặt sao Hỏa
Vị trí của robot Perseverance và các bộ phận trong ảnh chụp đã chỉnh màu từ tàu ExoMars. (Ảnh: ESA).

Hôm 23/2, tàu ExoMars, nhiệm vụ hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos), chụp ảnh sao Hỏa với chấm nhỏ xíu là robot Perseverance trên nền đất ở rất xa bên dưới. ESA công bố bức ảnh hôm 25/2. Ngoài robot tự hành, trong ảnh còn có dù siêu thanh và vỏ sau, tấm chắn nhiệt và tầng hạ cánh bằng phản lực nằm rải rác. Đây đều là những bộ phận quan trọng giúp Perseverance tiếp đất an toàn hôm 18/2.

ExoMars cũng tham gia truyền dữ liệu quan trọng về Trái đất trong lúc Perseverance đáp xuống miệng hố Jezero. Tàu vũ trụ bay quanh quỹ đạo của ESA - Roscosmos đến sao Hỏa trước Perseverance 5 năm, vào ngày 19/10/2016. Thiết bị khoa học trên tàu lấy mẫu và phân tích phân tử trong khí quyển sao Hỏa. Nhờ đó, giới nghiên cứu có thể hiểu rõ những loại khí tồn tại với tỷ lệ rất nhỏ như methane có thể là tín hiệu về hoạt động sinh học hoặc địa chất trên các hành tinh xa xôi.

ExoMars cũng trang bị nhiều camera. Hệ thống chụp ảnh màu và lập thể bề mặt sao Hỏa (CaSSIS) chụp ảnh Perseverance từ độ cao khoảng 400 km. Lớp vỏ sau, chấm trắng nhỏ ở góc trái bức ảnh, kích hoạt động cơ phản lực nhỏ ở đầu quá trình hạ cánh để Perseverance bay đúng lộ trình. Bên cạnh lớp vỏ sau là chấm trắng khác, dù siêu thanh của robot. Chiếc dù bung ra khi robot tự hành giảm tốc độ xuống 1.600km/h. Khi dù mở, tấm chắn nhiệt tách ra và rơi xuống mặt đất, được biểu thị bằng vệt tối màu ở góc phải bức ảnh. Tiếp theo, Perseverance vứt bỏ dù, khởi động động cơ ở tầng hạ cánh. Ngay khi chạm đất, nó cắt đứt dây cáp nối, khiến tầng hạ cánh bay đi xa. Ở ảnh chụp, tầng hạ cánh là đốm màu sẫm ở giữa robot tự hành và dù siêu thanh.

Ngoài truyền dữ liệu cho các nhiệm vụ của NASA, tàu ExoMars còn hỗ trợ khi robot tự hành Rosalind Franklin của châu Âu và trạm đổ bộ Kazachok của Nga tới sao Hỏa vào năm 2023.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Người Đẹp Đen" từ hành tinh khác "thai nghén" sinh vật Trái đất thành công

Các nhà khoa học đã nuôi cấy vi khuẩn trong thiên thạch Người Đẹp Đen từ sao Hỏa, đặt nó trong môi trường mô phỏng sao Hỏa để xem đá từ hành tinh này có phù hợp với sự sống hay không.

Đăng ngày: 02/03/2021
Tàu NASA quan sát được thiên thạch nặng 1.400kg đâm xuống sao Mộc

Tàu NASA quan sát được thiên thạch nặng 1.400kg đâm xuống sao Mộc

Tàu vũ trụ NASA quan sát được một chớp sáng nổi bật lóe lên khi thiên thạch đâm vào khí quyển sao Mộc ở độ cao 225km.

Đăng ngày: 02/03/2021
Sao băng lóe sáng bất thường trên bầu trời Anh

Sao băng lóe sáng bất thường trên bầu trời Anh

Sao băng xuất hiện ở Anh vào đêm 28/2 có kích thước và độ sáng đều hơn bình thường. Nó vụt sáng qua bầu trời trong khoảng 7 giây.

Đăng ngày: 02/03/2021
Trạm vũ trụ hình bánh xe có thể chứa 400 người

Trạm vũ trụ hình bánh xe có thể chứa 400 người

Tập đoàn Lắp ráp Quỹ đạo (OAC) công bố chi tiết mới về dự án Voyager, trạm vũ trụ thương mại đầu tiên vận hành nhờ lực hấp dẫn nhân tạo.

Đăng ngày: 01/03/2021
NASA vô tình chụp được nơi sinh vật ngoài hành tinh trú ẩn?

NASA vô tình chụp được nơi sinh vật ngoài hành tinh trú ẩn?

Phân tích mới về bức ảnh NASA chụp cảnh tuyết tan chảy thành hình dạng kỳ lạ ở Sao Hỏa đã hé lộ một thế giới mới phù hơp với sự sống.

Đăng ngày: 01/03/2021
Vật thể khủng khiếp ra đời từ

Vật thể khủng khiếp ra đời từ "ngôi sao nổ" người Trái đất chụp được năm 1987

Siêu tân tinh đầu tiên có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong suốt lịch sử 400 năm nay sở hữu hạt nhân là một sao neutron - một trong những dạng vật thể khủng khiếp nhất vũ trụ.

Đăng ngày: 01/03/2021
Tàu NASA chụp ảnh sao Kim từ khoảng cách 12.380km

Tàu NASA chụp ảnh sao Kim từ khoảng cách 12.380km

Bức ảnh chụp bằng camera trên tàu thăm dò Parker cung cấp cơ hội hiếm hoi để các nhà khoa học quan sát mặt tối của sao Kim.

Đăng ngày: 01/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News