Tàu vũ trụ của Ấn Độ "chết thảm" trên Mặt trăng, nhưng xác tàu ở đâu cũng không ai biết

Tháng 7/2019, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đã thực hiện chiến dịch nghiên cứu thăm dò Mặt trăng thứ 2 trong lịch sử của mình. Họ phóng con tàu thăm dò Chandrayaan-2, kèm theo tàu đổ bộ Vikram.

Tuy nhiên đến tháng 9 vừa qua, các chuyên gia xác nhận rằng tàu đổ bộ Vikram đã bị lệch khỏi quỹ đạo, rơi thẳng xuống bề mặt vệ tinh 4 tỉ năm tuổi. Theo tính toán, địa điểm rơi của Vikram nằm cách cực Nam của Mặt trăng - nơi vốn chưa được ai khai phá.

Vấn đề nằm ở chỗ, đến giờ phút này NASA vẫn chưa thể tìm ra dấu vết của Vikram.


Chandrayaan-2 của Ấn Độ.

Được biết, NASA đã cố gắng hỗ trợ Ấn Độ truy tìm Vikram ngay từ thời điểm cú rơi được xác nhận. Nhưng sau khi sử dụng các hình ảnh từ cơ quan vũ trụ LRO (Tàu trinh sát Mặt trăng) đến lần thứ 2, những gì NASA nhận lại vẫn là... tay trắng. So sánh những bức hình trước và sau khi cú rơi xảy ra, NASA cho biết các dấu vết hoàn toàn không xuất hiện.

Hồi tháng 9, những bức hình do LRO cung cấp đã không mang lại kết quả gì. Tuy nhiên đó là thời điểm ánh sáng tại khu vực ấy không tốt, nên các phần tối vẫn chiếm diện tích lớn. Lần thăm dò mới vào tháng 10 này ánh sáng có phần tốt hơn, nhưng mọi chuyện cũng không khá hơn.

"Có khả năng Vikram đã rơi xuống vùng tối của Mặt trăng, hoặc lọt ra ngoài vùng kiểm tra của chúng tôi" - John Keller, giám đốc dự án của LRO cho biết.


NASA cho biết, các dấu vết của tàu Vikram hoàn toàn không xuất hiện.

"Địa điểm ấy nằm ở vĩ độ thấp - khoảng 70 độ về phía nam, nên bóng tối ở đó không bao giờ biến mất hoàn toàn".

Keller cho biết thêm cũng có khả năng họ chưa tìm đúng địa điểm. ISRO xác nhận rằng đó là một cú rơi "kinh khủng", họ mất liên lạc hoàn toàn với tàu đổ bộ Vikram vào thời điểm đó, và nhiệt độ ở vùng tối của Mặt trăng chắc chắn là án tử cho bất kỳ cỗ máy nào do con người chế tạo.

Đầu năm 2019, cũng có một tàu đổ bộ khác của Israel gặp số phận tương tự Vikram, nhưng may mắn đã được tìm thấy. Còn với con tàu của Ấn Độ thì... hãy đợi thời gian trả lời thôi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News