Tàu vũ trụ Nga cất cánh thành công sau lần trục trặc
Tàu vũ trụ Soyuz MS-25 đưa theo 3 phi hành gia hướng tới Trạm vũ trụ Quốc tế sau sự cố diễn ra cách đó 2 ngày.
Tàu vũ trụ Nga cất cánh thành công
Tàu Soyuz MS-25 cất cánh thành công sau lần tạm hoãn vì sự cố. (Ảnh: Reuters).
Tối 23/3 (theo giờ Việt Nam), sứ mệnh phóng tàu vụ trụ Soyuz MS-25 do Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) triển khai, diễn ra thành công tại Sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan.
Con tàu mang theo 3 người, gồm phi hành gia NASA Tracy C. Dyson (quốc tịch Mỹ), nhà du hành vũ trụ Roscosmos Oleg Novitskiy (quốc tịch Nga) và Marina Vasilevskaya (quốc tịch Belarus).
Đây là chuyến bay vũ trụ đầu tiên có sự tham gia của 2 nữ phi hành gia. Trong đó, Marina Vasilevskaya là phụ nữ Belarus đầu tiên góp mặt trên một chuyến bay vào không gian.
Được biết, Novitskiy và Vasilevskaya sẽ ở trên trạm khoảng 12 ngày, trước khi trở về Trái đất cùng một phi hành gia khác trên tàu Soyuz MS-24. Trong khi đó, Dyson sẽ gia nhập phi hành đoàn thường trú với vai trò kỹ sư, hoạt động tại trạm trong 6 tháng tới.
Trước đó, lần phóng tàu Soyuz theo kế hoạch ban đầu vào ngày 21/3 đã bị hủy vì sự cố kỹ thuật. Theo Reuter, một trục trặc nhỏ với nguồn năng lượng hóa học đã diễn ra chỉ vài giây trước khi con tàu cất cánh khiến sứ mệnh tạm hoãn để đảm bảo an toàn.
Sau khi thành công rời khỏi bệ phóng và tiến vào quỹ đạo Trái đất, tàu Soyuz MS-25 sẽ tự động tiến hành cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào hôm 25/3. Trước đó, tàu đã bay 34 vòng quanh Trái đất.
Giới chuyên môn đánh giá, khám phá không gian là một trong những lĩnh vực cuối cùng còn sót lại mà Mỹ và Nga còn tiếp tục hợp tác, bất chấp tình trạng quan hệ dần trở nên tồi tệ do hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine.
Marina Vasilevskaya (33 tuổi) là phụ nữ người Belarus đầu tiên góp mặt trong một sứ mệnh không gian (Ảnh: Roscosmos).
Phụ nữ Belarus đầu tiên bay vào vũ trụ
Tâm điểm của chuyến bay như đã đề cập, là sự xuất hiện của Marina Vasilevskaya (33 tuổi) - phụ nữ Belarus đầu tiên góp mặt trong một sứ mệnh không gian.
Vasilevskaya từng là một tiếp viên hàng không, được Viện Hàn lâm Khoa học Belarus và Cơ quan Vũ trụ Belarus lựa chọn qua một cuộc thi toàn quốc, và là 1 trong 6 người được chọn lọc từ hơn 3.000 ứng viên nữ.
Vasilevskaya tiếp tục vượt qua một tiếp viên hàng không khác, hai nhà khoa học và hai bác sĩ để trở thành phụ nữ Belarus đầu tiên có được vinh dự bay vào vũ trụ.
Sau khi ứng tuyển, Vasilevskaya trải qua một quá trình đào tạo kép kéo dài khoảng nửa năm, và được thực hành trên thiết bị mô phỏng tàu vũ trụ Soyuz. Anastasia Lenkova, một bác sĩ phẫu thuật nhi 28 tuổi, được chỉ định là người thay thế Vasilevskaya nếu như cô không thể thực hiện sứ mệnh.
Trước khi góp mặt trên tàu Soyuz, Vasilevskaya đã có nhiều năm phục vụ trên các máy bay thương mại của Boeing (Mỹ) và Embraer (Brasil). Cô được đánh giá cao nhờ kinh nghiệm ứng phó với những tình huống khẩn cấp trong một chuyến bay.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà
Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.
