Nga ghi nhận sự cố chưa từng thấy trong lịch sử: Tin xấu ập đến 5 giây trước giờ G

Theo chuyên gia, đây là sự cố "lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử hàng không vũ trụ Nga".

Tờ MK tối 21/3 đưa tin, vụ phóng tên lửa đẩy Soyuz-2.1a mang theo tàu vũ trụ Soyuz MS-25 của Nga đã bị hủy bỏ "chỉ 4-5 giây trước khi phóng".

Nhà sử học về không gian Alexander Zheleznyakov cho biết, việc buộc phải hủy phóng tàu vũ trụ có người lái ngay trước khi khởi động là sự cố "lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử hàng không vũ trụ Nga".

"Trong lịch sử hàng không vũ trụ của Nga, chưa từng có trường hợp hủy phóng tàu vũ trụ có người lái ngay trước khi chỉ thị "start" (bắt đầu) được đưa ra. Đã từng có những sự cố khác, nhưng sự cố như thế này thì chưa từng xảy ra với tàu có người lái" - Ông Zheleznyakov nói.

Nga ghi nhận sự cố chưa từng thấy trong lịch sử: Tin xấu ập đến 5 giây trước giờ G
Mô phỏng một vụ phóng tên lửa đẩy của Nga. (Ảnh: Bing Chat).

Trước đó, theo kế hoạch, vụ phóng tên lửa đẩy Soyuz-2.1a dự kiến diễn ra vào lúc 16:21 ngày 21/3 theo giờ Moscow để đưa tàu vũ trụ Soyuz MS-25 lên quỹ đạo.

Phi hành đoàn của tàu bao gồm Oleg Novitskiy (người Nga), Marina Vaselevskaya (người Belarus), Tracy Dyson (người Mỹ). Nếu sứ mệnh thành công, Vaselevskaya sẽ trở thành phụ nữ Belarus đầu tiên trong lịch sử đặt chân tới vũ trụ.

Novitskiy và Vaselevskaya sẽ thực hiện nhiệm vụ trên trạm vũ trụ quốc tế ISS trong 12 ngày và trở về Trái đất vào ngày 2/4 bằng tàu Soyuz MS-24 (con tàu đang được ghép nối với trạm ISS) cùng với phi hành gia Mỹ Loral O'Hara - người đã có mặt trên ISS từ ngày 15/9/2023. Phi công Dyson dự kiến trở về sau.

Ông Yuri Borisov - người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos cho biết, "một tình huống bất thường đã xảy ra trong giai đoạn cuối của quá trình chuẩn bị phóng (tên lửa đẩy Soyuz-2.1a)".

"Trong giai đoạn cuối cùng của quá trình chuẩn bị trước khi phóng, đã xảy ra tình huống bất thường. Toàn bộ quy trình bị gián đoạn. Nguyên nhân đã được xác định là do sự sụt giảm điện áp của nguồn điện hóa học" - Ông Borisov nói với các phóng viên.

Kế hoạch phóng đã được lùi tới ngày 25/3, vào lúc 15 giờ 36 phút theo giờ Moscow.

Lenta dẫn ý kiến chuyên gia cho biết, việc hủy bỏ khẩn cấp vụ phóng tên lửa Soyuz-2.1a gây ra nhiều vấn đề, ví dụ như cần phải tiến hành xả nhiên liệu và oxy. Sự cố này khó có thể khắc phục xong trong 24 giờ tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật chất tối không tồn tại và cần sửa lại tuổi của vũ trụ?

Vật chất tối không tồn tại và cần sửa lại tuổi của vũ trụ?

Báo cáo của Đại học Ottawa (Canada) đưa ra chứng cứ thuyết phục thách thức mô hình truyền thống của vũ trụ, cho rằng có lẽ không có chỗ cho vật chất tối tồn tại ngoài kia.

Đăng ngày: 22/03/2024
Khám phá bất ngờ: Một số dạng sự sống có thể đang trú ẩn trên sao Kim

Khám phá bất ngờ: Một số dạng sự sống có thể đang trú ẩn trên sao Kim

Một cách đầy kinh ngạc, các nhà khoa học đã chứng minh sự sống có thể trú ngụ ở nơi chết chóc nhất của sao Kim: Biển mây axit.

Đăng ngày: 22/03/2024
Phát hiện một trong những thiên hà lâu đời nhất vũ trụ sơ khai

Phát hiện một trong những thiên hà lâu đời nhất vũ trụ sơ khai

Các quan sát bằng kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ vật thể Gz9p3 thực sự là một trong những thiên hà khổng lồ lâu đời nhất vũ trụ sơ khai.

Đăng ngày: 21/03/2024
Trung Quốc phát triển động cơ giúp tàu vũ trụ hạt nhân bay tới sao Hỏa

Trung Quốc phát triển động cơ giúp tàu vũ trụ hạt nhân bay tới sao Hỏa

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang phát triển lò phản ứng 1,5 megawatt cao bằng tòa nhà 20 tầng khi mở rộng, giúp bay khứ hồi giữa Trái Đất và sao Hỏa.

Đăng ngày: 21/03/2024
1,3 triệu lỗ đen phát sáng tiết lộ về vũ trụ lúc mới ra đời

1,3 triệu lỗ đen phát sáng tiết lộ về vũ trụ lúc mới ra đời

Một nhóm nghiên cứu thiên văn quốc tế đã cùng nhau lập nên bản đồ 3D đầu tiên về 1,3 triệu lỗ đen " cải trang", cũng là bản đồ tiến hóa của vũ trụ.

Đăng ngày: 21/03/2024
Trung Quốc phóng vệ tinh chuyển tiếp tín hiệu cho sứ mệnh Mặt trăng

Trung Quốc phóng vệ tinh chuyển tiếp tín hiệu cho sứ mệnh Mặt trăng

Trung Quốc phóng vệ tinh có vai trò liên lạc giữa các hoạt động mặt đất và một tàu vũ trụ ở Mặt trăng hôm 20/3, đánh dấu giai đoạn mới trong hành trình thám hiểm.

Đăng ngày: 21/03/2024
Nhật thực toàn phần ngày 8/4 sẽ diễn ra như thế nào?

Nhật thực toàn phần ngày 8/4 sẽ diễn ra như thế nào?

Nhật thực toàn phần hiếm đến mức một vị trí nhất định trên Trái đất chỉ có khả năng nhìn thấy một lần sau trung bình 375 năm.

Đăng ngày: 20/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News